, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 31/08/2022, 07:52

Khó chịu vì răng ê buốt – tưởng nhỏ mà không nhỏ!

Bạn thường làm gì để đối phó với những cơn đau bất chợt vì ê buốt răng? Nếu bạn chọn cách tránh không ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh như đại đa số người Việt thì đây chỉ là biện pháp tạm thời. Về lâu dài, răng “ê buốt vẫn hoàn ê buốt”.

Có nên “thỏa hiệp” với những cơn ê buốt răng?

Răng ê buốt tưởng chừng là một vấn đề nhỏ nhưng chỉ khi thấy phiền toái vì những cơn đau ngắn nhưng dai dẳng chúng ta mới nhận thức được răng ê buốt ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống thường ngày. Theo một nghiên cứu định lượng do GSK Consumer Healthcare thực hiện ở khu vực Đông Nam Á vào cuối năm 2021, người Việt thường tìm đủ cách “chung sống” với răng ê buốt, từ che miệng khi ăn, cắn thức ăn thành từng miếng nhỏ cho đến kiêng khem những món ăn, thức uống yêu thích như kem, trái cây chua hay cà phê sữa đá…

Ngoài ra, theo bảng câu hỏi DHEQ về ảnh hưởng của răng ê buốt đến chất lượng cuộc sống thì không chỉ phải từ bỏ những món ăn yêu thích, 80% người bị răng ê buốt cảm thấy họ mất đi niềm vui khi ăn uống và 85% cảm thấy răng ê buốt thật phiền phức. Hơn nữa, đau nhức vì răng ê buốt khiến nhiều người vệ sinh răng miệng qua loa, lâu dài dễ gây ra các bệnh răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu...  

Răng ê buốt đang gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của nhiều người

Trong khi đại đa số người Việt chọn cách “chữa cháy” tạm thời khi bị ê buốt răng thì biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng này vẫn chưa được nhiều người quan tâm. Cũng theo khảo sát trên, có tới 89% người cho biết họ cảm thấy khó chịu vì răng bị ê buốt khi ăn các thức ăn nóng, lạnh hoặc chua nhưng 47% cảm thấy ngại phải đi khám răng, gặp nha sĩ khi gặp triệu chứng răng ê buốt. Thế nhưng với sự tiến bộ của y học hiện đại, tình trạng răng ê buốt hoàn toàn có thể thuyên giảm với những cách đơn giản hơn bạn nghĩ.

Giảm ê buốt răng với biện pháp vô cùng đơn giản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng ê buốt, nhưng phổ biến nhất là do mòn men răng hoặc bị tụt nướu khiến ngà răng hay phần mềm bên trong răng bị lộ ra. Ngà răng là nơi liên kết với các dây thần kinh, nên chỉ cần một số tác nhân kích thích nhất định đến ngà răng như đồ uống lạnh hoặc nóng cũng có thể kích thích các dây thần kinh, dẫn đến cơn đau ê buốt đột ngột.

Tuy ngà răng bị lộ ra ngoài không thể quay lại trạng thái ban đầu nhưng tình trạng răng ê buốt có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc kỹ lưỡng bằng cách đánh răng cẩn thận bằng bàn chải lông mềm, đặc biệt là dọc theo đường viền nướu; sử dụng kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt với những thành phần quan trọng như muối kali nitrat (Potassium Nitrate) giúp làm dịu các dây thần kinh bị kích thích hoặc muối thiếc (II) florua (Stannous fluoride) giúp hình thành hàng rào che phủ ống ngà, giúp bảo vệ lỗ ngà khỏi các tác nhân kích thích và làm chắc men răng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những thương hiệu lớn và uy tín, được khuyên dùng bởi nha sĩ hay các chuyên gia răng miệng.

Bên cạnh đó, công nghệ Novamin trong dòng kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt cũng được xem là giải pháp tiên tiến để cải thiện sức khỏe răng miệng. Khi tiếp xúc với nước bọt, Novamin kích hoạt một loạt các tác động trên bề mặt răng, trao đổi ion làm tăng độ pH trong miệng, từ đó giải phóng các ion canxi và phốt-phát để hình thành một lớp bảo vệ giống với men răng tự nhiên. Lớp bảo vệ vững chắc này sẽ bao phủ phần ngà răng bị hở và bên trong ống ngà. Nhờ vậy, kem đánh răng sử dụng công nghệ Novamin không chỉ ngăn chặn các cơn đau mà còn giúp phục hồi và bảo vệ răng ê buốt

Công nghệ Novamin giúp bịt kín các lỗ ngà, hình thành một lớp tương tự men răng, giúp bảo vệ răng ê buốt mỗi ngày

Ngoài ra, lời khuyên từ chuyên gia là bạn nên duy trì thói quen sử dụng kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt. Đánh răng 2 lần, tối đa 3 lần mỗi ngày kể cả khi cơn ê buốt đã thuyên giảm vì răng ê buốt hoàn toàn có thể quay trở lại và thậm chí còn có thể trở nên trầm trọng hơn. Khi răng ê buốt kéo dài, các nguyên nhân nền gây ê buốt răng như tụt nướu, mòn răng (đặc biệt là xung quanh đường viền nướu) hoàn toàn có thể trở nặng. Chính vì vậy, việc phát hiện kịp thời và có cách khắc phục lâu dài là vô cùng cần thiết. Quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng nói chung và các triệu chứng răng ê buốt nói riêng sẽ giúp bạn được tự do thưởng thức những món ăn, thức uống mà mình yêu thích và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Nếu bạn đang có những thắc mắc cần giải đáp về răng ê buốt, đừng bỏ qua chuỗi hoạt động thuộc chương trình “Tháng Răng Không Ê Buốt Cùng Chuyên Gia” do báo Sức khỏe & Đời sống – cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế đồng hành cùng Sensodyne, nhãn hiệu kem đánh răng số 1 dành cho răng ê buốt ở thành thị Việt Nam(*). Cụ thể, trong suốt tháng 8 và tháng 9/2022 đang diễn ra các chương trình “Phòng mạch online” trên báo Sức khỏe & Đời sống với tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia về tình trạng ê buốt răng, tọa đàm chủ đề “Hiểu tường tận về răng ê buốt”, cùng nhiều hoạt động tại các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội và TP.HCM giúp mọi người kiểm tra dấu hiệu, mức độ răng ê buốt. Ngoài ra, Thử thách 5 giây kiểm tra mức độ răng ê buốt tại fanpage Sensodyne Vietnam không chỉ giúp người chơi nhanh chóng xác định mức độ ê buốt răng, mà còn mang đến cơ hội nhận tai nghe Airpods 3 hay 1 năm sử dụng kem đánh răng Sensodyne miễn phí.

Để biết thêm thông tin chi tiết về “Tháng Răng Không Ê Buốt Cùng Chuyên Gia”, độc giả có thể truy cập link: https://thangrangkhongebuot.com.vn/ 

(*): “Nguồn: từ số liệu thống kê nghiên cứu của Nielsen trên 114 thành phố từ tháng 10/2020 đến tháng 09/2021

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất