, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 17/05/2021, 15:17

Khôi phục 1.238ha rừng cộng đồng tại KonPlong (Kon Tum)

TIẾN DŨNG

Cuối tháng 4 vừa qua, tại Hà Nội, Dự án Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai (KfW10) đã tổ chức "Hội thảo giới thiệu thí điểm carbon rừng (REDD+) và hệ thống giám sát tích hợp trong khuôn khổ dự án KfW10".

Rừng cộng đồng thôn Vi Chring, xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tiến Dũng

Dự án thí điểm chứng chỉ Carbon rừng (REDD+) xã Hiếu thuộc Dự án KfW10 được thiết kế thực hiện bắt đầu từ năm 2018, sau một loạt các hoạt động khởi động như tham vấn cộng đồng, khảo sát/ước tính carbon, chuẩn bị tài liệu thiết kế dự án…

Vùng dự án là các khu rừng cộng đồng có tổng diện tích 1.238ha và khoảng 100 ha đất trống/đất nông nghiệp ở 3 thôn Dak Lom, Dak Lieu, và Vi Chring, xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Đối tượng hưởng lợi mục tiêu của dự án là 150 hộ gia đình các đồng bào dân tộc M’nâm với tổng dân số là 553 người, sinh sống tại vùng dự án.

Tham gia dự án, Ban quản lý rừng cộng đồng có chức năng tổ chức quản lý RCĐ theo quy định về mặt pháp lý nhằm đến các mục tiêu của dự án Plan Vivo. Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) đóng vai trò điều phối và thúc đẩy dự án, thay mặt cho cộng đồng thực hiện bán tín chỉ carbon Plan Vivo. Trong khi đó, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp địa phương đảm nhiệm vai trò hỗ trợ thực hiện dự án theo đúng quy định của Nhà nước.

Sau hơn 2 năm triển khai, thông qua chuỗi các hoạt động giao đất giao rừng cho 3 cộng đồng, cải thiện quản lý và quy hoạch sử dụng đất, tăng cường hiệu lực pháp luật, quản trị rừng và thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững, một phần thông qua trồng các loài cây đa mục đích, Dự án đã giải quyết cơ bản nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng. Đồng thời, góp phần cải thiện thu nhập và sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư nơi đây.

Dự án góp phần cải thiện thu nhập và sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư. Ảnh: Tiến Dũng

Đặc biệt, Dự án đã được xác nhận đồng ý của Tổ chức Quốc tế Planvivo về kết quả đánh giá Hồ sơ cấp tín chỉ Carbon rừng của dự án KfW10 do tổ chức FFI thực hiện. Việc cấp tín chỉ Carbon rừng là minh chứng quản lý rừng bền vững đảm bảo tiêu chuẩn Quốc tế và cơ sở để các chủ rừng cộng đồng thôn Dự án có thể bán được tín chỉ Carbon rừng trên thị trường tự nguyện và bắt buộc.

Theo ông Đỗ Quang Tùng - Quyền Trưởng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, tuy Dự án chỉ là mô hình nhỏ với việc thí điểm ban đầu, nhưng những kết quả đạt được của dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp các dữ liệu bổ sung, là tiền đề cho việc nâng cấp, thúc đẩy mở rộng mô hình ở cấp tỉnh và Quốc gia trong tương lai.

Ông Đỗ Quang Tùng - Quyền Trưởng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp. Ảnh: Tiến Dũng

Bên cạnh đó, những bài học kinh nghiệm từ Dự án sẽ góp phần cung cấp thông tin giúp Chính phủ, các Cơ quan Quản lý xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp về chi trả dịch vụ môi trường rừng để đạt được các mục tiêu của Chương trình REDD+ tại Việt Nam.

Dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai (KfW10)” được Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ với tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại là 08 triệu Euro, thời gian thực hiện từ năm 2014 đến hết tháng 6/2021. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chủ quản. Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp và Sở NN&PTNT 03 tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai là Chủ dự án.
Dự án KfW10 được triển khai với mục tiêu góp phần vào việc duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái rừng và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng tự nhiên ở các vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương.
Dự án đã thành lập và giao rừng cho 72 Ban quản lý rừng cộng đồng thôn với tổng diện tích rừng tự nhiên sản xuất là trên 23.000ha để cộng đồng quản lý và bảo vệ.
Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất