, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 12/04/2022, 09:25

Khôi phục những ngôi làng nông thôn ở Ý

BÁ ANH
(smithsonianmag.com)
Ý được xem là “người thừa kế” hiện đại của nền văn minh La Ma cổ đại. Ý còn là quê hương của bánh pizza, cà phê espresso và Leonardo da Vinci. Rất lâu trước khi trở thành một quốc gia thống nhất, Ý có rất nhiều thị trấn và làng mạc riêng biệt. Các Borghi (tiếng Ý dùng để chỉ những ngôi làng nông thôn) có vị trí, điều kiện tự nhiên, kiến trúc và bề dày lịch sử văn hóa vô cùng đa dạng.
Nhà thờ Santa Lucia thế kỷ 19, ở Longiaru, miền bắc nước Ý và Ngôi làng Pentedattilo bị bỏ hoang phần lớn.

Ngày càng nhiều những ngôi làng bị bỏ hoang

Ở những thị trấn đẹp như tranh ở phía Bắc, tiếng Ý chỉ là ngôn ngữ thông dụng thứ 3 sau tiếng Đức và tiếng Latinh. Cư dân ở một số ngôi làng cổ này giàu lên nhờ chăn nuôi cừu và buôn bán len. Rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trên tàn tích của các công trình thời La Mã đã và đang tồn tại ở những borghi.

Nhà thờ Santa Maria della Pietà, có từ thế kỷ 16, trên Dãy núi Apennine.

Cho đến thế kỷ XX, hầu hết người Ý vẫn sống trong những ngôi làng như thế. Nơi có bề dày về văn hóa, lịch sử và cả điều kiện tự nhiên nhưng lại thiếu cơ hội để phát triển kinh tế và các dịch vụ xã hội hiện đại. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ sau này đã thúc đẩy sự di cư ồ ạt của cư dân lên các thành phố lớn, hàng nghìn borghi đã bị “bỏ lại”. Dân số ở những ngôi làng nông thôn này giảm mạnh, nhiều nơi gần như bị bỏ hoang và bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, động đất, lở đất và cháy rừng.

Một góc nhỏ thị trấn Santo Stefano.

Santo Stefano, ngôi làng thời trung cổ kiên cố, từng có nhiều trang trại nuôi cừu và cung cấp lông cừu cho Florence, đã mất một phần lớn dân số và ngày nay chỉ còn 60 người thường trú. Theo Hiệp hội Quốc gia về các thành phố của Ý, có hơn 5.000 borghi đứng trước nguy cơ giảm dân số, với khoảng 2.000 người rời khỏi các thị trấn nông thôn này.

Những nỗ lực phục hồi

Những năm gần đây, các nghệ sĩ, nhiều người trẻ và doanh nhân đã bắt đầu quay trở lại những ngôi làng này để xây dựng các dự án du lịch sinh thái và giúp chuyển biến dần bộ mặt xã hội của các khu vực tưởng chừng như đã bị bỏ hoang này.

Cuộc sống ở một số thị trấn nông thôn.

Những hợp tác xã huy động vốn cộng đồng được thành lập, giúp những cư dân mới đến mở cửa hàng tạp hóa, trung tâm nghệ thuật, các không gian làm việc chung và cả tiệm bánh pizza… Tại 61 thị trấn trên khắp đất nước, chính quyền địa phương đã bán những ngôi nhà với rất rẻ cho những người có kế hoạch ở lâu dài và cam kết góp phần khôi phục, cải tạo và phát triển ngôi làng. Điển hình, vào năm 2014, những ngôi nhà bỏ hoang đầu tiên của Gangi, ngôi làng trên đỉnh dốc núi Marone, cách Palermo 50 dặm về phía đông nam, đã được bán với giá rẻ cho những người đến đây sinh sống. Ostana, một ngôi làng ở phía tây dãy Alps, cách biên giới Pháp không xa, cũng đã thu hút những cư dân mới với một một hợp tác xã dân sự, một không gian làm việc chung và một thư viện dành cho trẻ em, các khu cư trú của các nghệ sĩ.

Cuộc sống ở một số thị trấn nông thôn.
Cuộc sống yên bình ở một số thị trấn nông thôn.

Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, các luồng gió mới đang từng bước làm hồi sinh những thị trấn nông thôn của Ý. 2/3 số người dưới 39 tuổi đang sống tại các borghi nói rằng họ sẽ tiếp tục ở lại, điều này cho thấy xu hướng rời bỏ vùng nông thôn trong hơn 70 năm qua đã có những chuyển biến ngược lại. Ngôi làng Pentedattilo của người Calabria cũng đã có cư dân mới đầu tiên sau 40 năm. Năm 2019, các kiến trúc sư và doanh nhân đã khởi động một chương trình hồi sinh ngôi làng Vaccarizzo di Montalto (Calabria), dự án cải tạo các tòa nhà, những con đường đi bộ dài và mở thêm nhiều cửa hàng thực phẩm thủ công. Tương tự, Fontecchio (Abruzzo) cũng đã dần được phục hồi và trở thành trung tâm cho các nghệ sĩ quốc tế, sau thiệt hại của trận động đất năm 2009.

Cuộc sống mới ở một số thị trấn nông thôn Ý.
Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất