, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 28/09/2020, 09:28

Kiểm lâm Thanh Hóa: Giữ mãi màu xanh xứ Thanh

MẠNH TIẾN

Ai đã từng đi qua hơn 100km trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Thanh Hóa) hay đến các huyện miền ven biển như: Nga Sơn, Hậu Lộc... chắc hẳn sẽ được chứng kiến một màu xanh bất tận của những cánh rừng và những nương đồi với đủ các loài cây trái.

 

Màu xanh đó như nói lên việc giữ rừng và trồng của người dân Thanh Hóa, đã làm đổi thay từ một vùng đất bị chiến tranh tàn phá nặng nề  trở nên tốt tươi trong đó nòng cốt là những người làm công tác Kiểm lâm xứ Thanh. Tỷ lệ rừng che phủ của toàn tỉnh Thanh Hóa đạt tới 53,4 % cao hơn gần 12% so với độ che phủ rừng của toàn quốc chỉ là 41,85%.-  Đó là con số minh chứng cho công tác quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng của Thanh Hóa.

Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học
Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học tại Thanh Hóa

Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 1.111.465 ha, với dân số là 3,64 triệu người. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh trên 646.890 ha, chiếm 58,2% diện tích tự nhiên; với 633.162,5 ha có rừng (rừng tự nhiên 393.100,95 ha; rừng trồng 240.061,55 ha); với một diện tích rừng lớn như vậy nhưng Chi cuc kiểm lâm Thanh Hóa chỉ gồm có 05 phòng nghiệp vụ, 17 Hạt Kiểm lâm cấp huyện, 02 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, với 320 công chức, viên chức và lao động hợp đồng -  Một lực lượng quá ít so với nhiệm vụ được giao và cũng giúp chúng tôi lý giải vì sao lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa luôn phải căng mình trong công tác bảo vệ rừng và nhất là phòng chống chữa cháy rừng.

Cán bộ nhân viên Kiểm lâm đi kiểm tra rừng
Cán bộ nhân viên Kiểm lâm đi kiểm tra rừng

Nhứng năm qua, thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, Thanh Hóa đã tiến hành rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng ổn định diện tích rừng đặc dụng, giảm diện tích rừng phòng hộ, tăng diện tích rừng sản xuất. Tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh, như: Phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn 55.000  ha; vùng luồng thâm canh 29.000 ha; vùng phát triển lâm sản ngoài gỗ (nứa, vầu, song, mây, dược liệu,...) với quy mô hợp lý gắn với cơ sở chế biến lâm sản. Anh Mai Hữu Phúc Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết: Mỗi năm Thanh Hóa trồng mới trên 10.000 ha rừng tập trung, 2.000.000 cây phân tán các loại, đưa độ che phủ rừng từ 52,8% năm 2015 lên 53,4 % năm 2019; sản lượng khai thác gỗ tăng từ  404.000 m3 năm 2015 lên 715.000 m3 năm 2019 (tăng 77%). Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp năm 2018 đạt 1.724 tỷ đồng, tăng 374 tỷ đồng so với năm 2015. Bước đầu đã hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC.

Thả động vật trở về rừng
Thả động vật trở về rừng

Các sản phẩm lợi thế, chủ lực không ngừng được phát triển; các loại giống mới có năng suất cao từng bước được khảo nghiệm, đưa vào trồng rừng; chuyển dần phương thức trồng rừng quảng canh sang trồng thâm canh có bón phân; các giải pháp phục tráng rừng luồng, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn được chú trọng, nên năng suất rừng trồng đã tăng lên đáng kể, đạt 18 - 20 m3/ha/năm, tăng 3 - 5 m3/ha/năm so với năm 2015.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng ( BV&PTR); Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân, chủ rừng đối với công tác QLBV&PTR. Đồng thời, thực hiện xã hội hóa công tác BV&PTR; ban hành một số chính sách đặc thù và đầu tư các nguồn lực để triển khai thực hiện công tác BV&PTR, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, phối hợp giữa lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng và các lực lượng khác với Kiểm lâm, chính quyền địa phương trong công tác QLBV&PTR.

Với cách làm trên Thanh Hóa đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong công tác QLBV&PTR, đáp ứng yêu cầu phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần tăng trưởng kinh tế, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.  

Kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác PCCCR
Kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác PCCCR

Anh Đàm Văn Hùng phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết: Để phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, Thanh Hóa đã chỉ đạo việc khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng rừng, đa dạng sinh học đối với các diện tích rừng nghèo và trung bình, đẩy mạnh công tác khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng ở những khu vực đất trống. Đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng ven biển và chống xói lở bờ biển, đầu tư trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp và công cộng.

Trong những năm qua, Thanh Hóa đã đầu tư phát triển trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh gắn với công nghiệp chế biến gỗ lớn, luồng và lâm sản ngoài gỗ (dược liệu, quế), nâng cao giá trị kinh tế của rừng. Trong đó ưu tiên đầu tư có chiều sâu các sản phẩm có lợi thế như: Vùng kinh doanh gỗ lớn 56.000 ha tại Thường Xuân, Quan Sơn, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc,... (chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có 27.800 ha; chuyển hóa 6.000 ha rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn và trồng mới 22.200 ha), sản lượng khai thác đạt 1,0 triệu m3; vùng luồng thâm canh tập trung 50.000ha (tại các huyện: Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Cẩm Thủy,....), sản lượng khai thác đạt 45.000.000 cây; Quế 5.000 ha, sản lượng 125.000 tấn; khai thác các loài dược liệu dưới tán rừng 94.000ha (các loài cây thảo quả, ba kích, sa nhân…), sản lượng 1.000 tấn/năm, tập trung tại các huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân,...

Một việc làm mới ở Thanh Hóa là đã chuyển dần phương thức trồng rừng quảng canh sang trồng thâm canh có bón phân. Đầu tư, hỗ trợ thu hút doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu, thay thế dần các sản phẩm thô (dăm gỗ, nhựa thông, nứa thanh) như hiện nay. Đẩy mạnh thực hiện tích tụ đất đai, phát triển liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC 25.000 ha, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của rừng trồng.

Đối với công tác bảo tồn và phát triển rừng đắc dụng, Thanh Hóa đã bảo vệ nguyên trạng rừng đặc dụng hiện có, tập trung quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng ở : Hai vườn quốc gia (Bến En, Cúc Phương); 05 khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, sến Tam Quy, Nam Động); 4 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn). Quản lý và bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài sinh vật, nguồn gen; bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Duong bang can lua_Hoang Trung_ H Hóa
Đường băng cản lửa phòng chữa cháy rừng

Đi đôi với công tác QLBV&PTR, Thanh Hóa còn rất coi trọng công tác phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR), Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND tỉnh, ngành nông nghiệp triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp PCCCR; tổ chức thực hiện công tác PCCCR theo hướng xã hội hoá, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCCR; kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR từ huyện đến xã và chủ rừng nhà nước; làm tốt công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; kiểm tra đôn đốc của BCĐ tỉnh đối với BCĐ huyện, xã; xây dựng các công trình PCCCR, trang bị phương tiện, máy móc thiết bị PCCCR, tuần tra trực gác lửa rừng 24/24h vào thời điểm có nguy cơ cháy cao. Nhờ vật, các lực lượng nòng cốt như  Cấp ủy, chính quyền, kiểm lâm, công an quân đội, chủ rừng và nhân dân... đã phát huy tốt vai trò trong công tác PCCC ở cơ sở, góp phần ngăn chặn, chữa cháy kịp thời. Vì vậy trong những năm qua, Thanh Hóa  không để xảy ra cháy lớn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của cơ quan, đơn vị, nhân dân và tài nguyên rừng.

Bằng sự phát huy cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh việc tuyên truyền về Lâm luật đến từng người dân, đẩy mạnh các biện pháp khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng để tăng cường tính đa dạng sinh học của các khu rừng, đồng thời tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng đệm, giảm áp lực đến rừng tự nhiên, phòng chống chữa cháy rừng, lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ rừng, cho mảnh đất xứ Thanh ngày một thêm xanh.

MẠNH TIẾN

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất