, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 18/09/2021, 18:13

Kiểm soát chặt dịch bệnh trong chăn nuôi

THẢO VI

Ngày 17/9, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Hình minh họa

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), thời gian qua, nhiều dịch bệnh trên gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2021, dịch cúm gia cầm xảy ra ở 29 tỉnh, thành phố đã dẫn đến việc tiêu hủy 373.043 con; dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở 50 tỉnh, thành phố, tiêu hủy 93.216 con; dịch lở mồm long móng xảy ra ở 18 tỉnh, thành phố, tiêu hủy 340 con; bệnh viêm da nổi cục, xảy ra ở 51 tỉnh, thành phố, tiêu hủy gần 25.000 trâu, bò… Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh khoảng 16.253ha, giảm 58,8% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại lớn nhất, lên tới 15.698ha. 

Mặc dù kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng theo nhận định của Cục Thú y, nguy cơ các loại dịch bệnh động vật xảy ra vào các tháng cuối năm còn rất cao. Đặc biệt, là dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục, bệnh trên tôm và cá tra.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, thời gian qua tỉnh này cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục bùng phát mạnh. Một trong những khó khăn đó là khi dịch bệnh xảy ra, người dân vẫn có tâm lý trông chờ vào chính sách của Nhà nước.

Theo ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y: “Phòng dịch tốt thì không phải chống dịch. Bỏ một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch và nhất là sự mất mát về tinh thần, sức khỏe của người dân”. Để tránh tình trạng dịch chồng dịch (dịch bệnh động vật và dịch bệnh COVID-19), trong thời gian tới, các địa phương cần quan tâm tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh động vật. 

Nhận định dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương cần chủ động phòng chống dịch bệnh tốt trên vật nuôi và thủy sản nhằm đảm bảo lương thực từ nay đến cuối năm, đặc biệt chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương tạo điều kiện tối đa cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp được hỗ trợ về vốn, giãn nợ, cơ chế chính sách để phục hồi sản xuất. Đồng thời, ưu tiên tiêm vaccine cho nông dân, người lao động làm trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp để nhanh chóng bắt tay vào khôi phục sản xuất.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất