, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 16/03/2022, 09:41

Kiếm tiền từ đất cằn và dòng suối bản

TUỆ MINH
Tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp, chàng trai người Thái ở huyện biên giới xứ Nghệ quyết tâm về quê biến vùng đất cằn cỗi thành trang trại đẻ ra tiền.
Tấm gương vượt khó làm giàu nơi biên cương của Vi Văn Thoong khiến bà con bản làng cảm phục.

Trong một lần về Kỳ Sơn - huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An - chúng tôi được giới thiệu về tấm gương làm kinh tế giỏi của Vi Văn Thoong, một thanh niên người Thái ở bản Piêng Lau, xã Na Loi. Để đến được trang trại của Thoong, chúng tôi phải vượt nhiều con suối, băng qua nhiều quả đồi...

Ước mộng đổi đời

Xã biên giới Na Loi nằm vắt vẻo trên những ngọn núi cao và trang trại của Thoong nằm khuất sâu trong khu vực rừng sản xuất của gia đình ở bản Piêng Lau.

Thấy khách lạ ghé thăm, Thoong hồ hởi tiếp chuyện. Sinh ra ở vùng biên cương xa xôi, nghèo khó nên từ nhỏ, Vi Văn Thoong đã nuôi quyết tâm phải học thật giỏi để vào đại học và chọn ngành học liên quan đến nông nghiệp để có thể ứng dụng ngay tại quê hương mình. Năm 2009, rời bản làng nơi biên cương xa xôi, Thoong khăn gói ra thủ đô. Bốn năm trên ghế giảng đường đại học, Thoong luôn cố gắng tích lũy những kiến thức chuyên ngành về trồng cây, chăn nuôi. Năm 2013, với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp trong tay, Thoong trở về quê nhà. 

“Lúc bấy giờ, đợi công việc ổn định lâu quá, mình cũng có nghĩ đến chuyện rời bản đi đâu đó. Nhưng rồi duyên vợ chồng đến, mình lấy vợ. Của hồi môn là cặp trâu bò hai bên nội ngoại trao tặng. Nhận của hồi môn, mình càng thêm quyết tâm phải lập nghiệp và làm giàu ở ngay quê hương mình thôi”, Thoong tâm sự.

Đất cằn cho "quả ngọt"

Có kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, lại có sẵn đất, chàng kỹ sư trẻ quyết định xây dựng mô hình trang trại tổng hợp để từng bước có đủ cái ăn, cái mặc tiến tới làm giàu cho gia đình. Tận dụng lợi thế nương rẫy nằm bên con suối nước chảy quanh năm, Thoong bắt tay gầy dựng đàn gia súc, gia cầm. Trên bờ, Thoong thả bò, nuôi trâu, trồng cây, trồng cỏ; dưới khe, Thoong trồng lúa, nuôi vịt và đào ao thả cá…

Thoong cho biết vùng miền Tây xứ Nghệ quê anh có nhiệt độ khá mát mẻ, tuy nhiên vào mùa đông thì rất lạnh nên ngoài kinh nghiệm của dân bản địa, còn cần có kiến thức thì việc chăn nuôi mới hiệu quả, trâu bò lợn gà mới tránh được bệnh tật.Bằng ý chí vượt khó và kiến thức học hỏi được, từ cặp trâu bò hồi môn ban đầu, giờ đây, trang trại của gia đình Thoong đã có đàn trâu, bò gần 40 con, hai ao cá lớn, một hecta ruộng lúa, vườn xoan 7.000 cây 5 năm tuổi và rất nhiều gà, vịt…

Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, trang trại của Thoong mang lại thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng. Cũng theo anh Thoong, nguồn thu từ trang trại tổng hợp đã vượt xa những gì anh mong đợi. Lúa gạo từ trang trại không những cung cấp đủ cho nhà Thoong mà còn hỗ trợ thêm cho anh em, họ hàng trong mùa giáp hạt. Đàn trâu, bò cũng không ngừng sinh sôi mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh. “Thực sự tôi biết ơn thầy cô, cha mẹ bởi có học mới biết được cách chọn con giống, hạt giống, cải tạo đất, trồng cỏ làm thức ăn cho bò, rồi tiêm phòng các loại dịch bệnh…”, Thoong chia sẻ.

Không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi, Vi Văn Thoong còn là một Đảng viên, một Bí thư Chi đoàn năng nổ, nhiệt tình. Thoong luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những thanh niên trong bản phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Tại kỳ bầu cử vừa qua, Vi Văn Thoong còn được cử tri tín nhiệm bầu vào HĐND xã.

“Thoong biết ứng dụng những kiến thức nông nghiệp học được vào việc trồng trọt, chăn nuôi sao cho phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng rẻo cao Na Loi nên việc sản xuất của Thoong luôn đạt hiệu quả. Không những vậy, anh luôn mang kiến thức ấy giúp bà con trong bản phát triển kinh tế hộ gia đình. Việc Thoong trở thành đại biểu HĐND xã chính là sự tín nhiệm mà dân bản Piêng Lau dành cho anh”, bà Pịt Thị Hà, Chủ tịch UBND xã Na Loi, khẳng định.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất