, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 29/11/2021, 14:10

K-Pop góp công lớn thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản Hàn Quốc

HÀ DƯƠNG
(nongnghiep.vn)
Bất chấp những rào cản của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD nhờ chất xúc tác là làn sóng K-Pop.
Ngôi sao điện ảnh Lee Min-ho là gương mặt đại diện cho thương hiệu nhân sâm Hàn Quốc giúp mặt hàng này vươn ra nhiều thị trường quốc tế. Ảnh: Korea Herald.

Các dữ liệu vừa được Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn công bố hôm Chủ nhật (28/11) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của Hàn Quốc tính đến ngày 25/11 đã đạt cột mốc mới: 10,13 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm ngoái.

Theo đó yếu tố được cho là dẫn đầu bởi sự phổ biến của dòng chảy văn hóa mang tên “Hàn lưu” (hallyu) hay còn gọi là làn sóng văn hóa đại chúng của Hàn Quốc đã lan tỏa đi khắp nơi trên thế giới.

Thành tựu kinh tế này cũng đánh dấu mốc lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông và thủy sản của xứ kim chi vượt ngưỡng 10 tỷ USD kể từ khi nước này bắt đầu tổng hợp dữ liệu liên quan vào năm 1971, tròn nửa thế kỷ.

Vào năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của nước này đạt mức cao kỷ lục là 9,87 tỷ USD, bất chấp làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bước sang năm nay đà xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của Hàn Quốc tiếp tục tăng nhanh, chủ yếu được thúc đẩy bởi các mặt hàng có thế mạnh như dâu tây, bưởi và rong biển, cũng như các loại thực phẩm truyền thống như kim chi và nhân sâm.

Trong đó đáng chú ý là các sản phẩm rong biển của Hàn Quốc là mặt hàng xuất khẩu thực phẩm số một, với kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD từ đầu năm đến nay. Tiếp đến là hai mặt hàng kim chi và nhân sâm cũng tăng mạnh nhờ sự phổ biến của dòng chảy Hàn lưu được cộng hưởng từ nhu cầu của những người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe trên toàn cầu.

Vậy Hàn lưu là gì?

Hallyu (한류/韓流) là thuật ngữ bắt nguồn từ cách gọi của các nhà báo ở Trung Quốc, dịch theo nghĩa đen thì có nghĩa là sóng Hàn (Hàn lưu) dùng để thể hiện sự phát triển phi thường của các hiện tượng văn hóa Hàn Quốc. Ngoài ra, nó còn thể hiện về khía cạnh văn hóa đại chúng của Hàn Quốc (K-Pop) bao gồm: âm nhạc, truyện tranh, phim ảnh, phim truyền hình, trò chơi trực tuyến và ẩm thực…

Món kim chi quốc hồn quốc túy của Hàn Quốc cũng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Ảnh: Getty

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bắt đầu từ đầu thế kỷ 21, Hàn Quốc đã nổi lên như một nhà xuất khẩu lớn của văn hóa và du lịch, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của loại hình nhạc pop Hàn Quốc hay còn gọi là K-Pop đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nước này.

Sự phổ biến ngày càng tăng của dòng chảy K-Pop trên thế giới ít nhất một phần được thúc đẩy bởi chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ các ngành công nghiệp sáng tạo của họ thông qua trợ cấp và tài trợ cho các công ty khởi nghiệp, như một hình thức quyền lực mềm với mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới, phù hợp với cả văn hóa Nhật Bản và Anh quốc, một thị trường ngách mà Mỹ đã thống trị trong gần một thế kỷ.

Ngoài ra làn sóng Hallyu đã có những tác động đáng kể đến ngành công nghiệp thời trang toàn cầu do ngày càng có nhiều nhân vật nổi tiếng người Hàn Quốc trở thành các biểu tượng thời trang, thu hút giới trẻ, nhất là tại các quốc gia có nét văn hóa tương đồng ở khu vực châu Á.

Ghi nhận, các dòng chảy văn hóa Hàn Quốc đã lan rộng ở cộng đồng người Mỹ gốc Hàn tại Mỹ, đặc biệt là cư dân Los Angeles và New York. Vào năm 2013, bài hát đình đám “Gangnam Style” của nhóm nhạc Hàn PSY đã gây ra hiện tượng sốt toàn cầu và trở thành video-clip đầu tiên trên nền tảng Youtube đạt trên một tỷ lượt xem.

Hay vào năm 2020, bom tấn “Ký sinh trùng” (Parasite) cũng đã trở thành bộ phim điện ảnh đầu tiên của Hàn Quốc giành được 4 giải thưởng lớn nhất tại lễ trao giải Oscar danh giá, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của điện ảnh xứ kim chi ra thế giới.

Thành công của làn sóng Hàn lưu một phần là do sự phát triển của các dịch vụ mạng xã hội và các nền tảng chia sẻ video trực tuyến có phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ đã cho phép ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc tiếp cận được lượng khán giả nước ngoài rất lớn.

Hồi đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã triển khai một cuộc khảo sát trực tuyến trên 8.000 cư dân của 16 thành phố lớn trên khắp thế giới. Kết quả là cứ 6/10 người được hỏi đều biết và quen thuộc với đồ ăn Hàn Quốc.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất