, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 13/08/2022, 07:58

Kỳ lạ phiên chợ 700 năm tuổi bán… chú rể

LÊ KIÊN
(O.C)
Hơn 700 năm qua, tại bang Bihar của Ấn Độ, một phiên chợ kỳ lạ được tổ chức chỉ để bán các… chú rể. Tại đây, phụ nữ và gia đình của họ có thể đến để “mua sắm” một người chồng theo ý muốn.
Ấn Độ là đất nước luôn tồn tại những điều kỳ lạ, trong đó phiên chợ chú rể tồn tại 700 năm là một điểm nhấn đáng chú ý. 

Hàng năm, có hàng nghìn người đàn ông tụ tập dưới tán cây Pipal ở một khu chợ địa phương thuộc quận Madhubani, bang Bihar của Ấn Độ để chờ đợi các cô dâu tương lai đến lựa chọn làm chồng. 

Được gọi là Saurath Mela hoặc Sabhagachhi, chợ chú rể kéo dài trong 9 ngày. Phiên chợ kỳ lạ này được cho là do Raja Hari Singh của triều đại Karnat khởi xướng hơn 7 thế kỷ trước nhằm mục đích giúp những người phụ nữ dễ dàng tìm được một người chồng phù hợp. 

Các chú rể được định giá dựa trên năng lực của họ, bao gồm cả trình độ học vấn và nền tảng gia đình. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ khó tin, đặc biệt là trong thời đại văn minh như ngày nay, thế nhưng đây chính xác là cách mà những người phụ nữ Maithili ở Bihar chọn chồng. 

Phiên chợ chú rể được tổ chức hàng năm ở bang Bihar. Có hàng nghìn người đàn ông đến đây để được các cô gái lựa chọn làm chồng. 

Khi một người phụ nữ muốn lấy chồng, họ sẽ đi cùng với gia đình của mình đến phiên chợ, họ duyệt qua các “hồ sơ” công khai có sẵn, sau đó sẽ yêu cầu người đàn ông xuất trình giấy khai sinh, các bằng cấp đã học… nếu người phụ nữ cảm thấy ai đó ưng ý và phù hợp, họ bắt đầu tiến đến nói chuyện chi tiết hơn về các vấn đề khác. 

Theo báo cáo thống kê của đài truyền hình Al Jazeera về “thị trường chú rể”; các kỹ sư, bác sĩ hay nhân viên chính phủ là những đối tượng được chị em phụ nữ săn đón nhiều nhất, trong đó những người trẻ tuổi là phổ biến hơn cả. 

Mặc dù vấn đề của hồi môn là điều bất hợp pháp ở Ấn Độ và mục tiêu chính của phiên chợ chú rể là để loại bỏ vấn đề của hồi môn, tuy nhiên trên thực tế, phổ biến vẫn là các cử nhân trẻ tuổi, đủ điều kiện yêu cầu gia đình cô dâu phải có của hồi môn xứng đáng. 

Anh Nirbhay Chandra Jha – một “ứng cử viên” đã đến sự kiện với mong muốn tìm được cô dâu.

Một thự tế cũng cho thấy, bản thân các cô dâu hầu như không có tiếng nói trong việc lựa chọn chú rể. Gia đình chính là tiếng nói cuối cùng của cuộc hôn nhân này. 

Mặc dù phiên chợ bán chú rể ở Bihar không còn phổ biến như cách đây vài thập kỷ trước do ngày nay xuất hiện nhiều phương tiện thuận lợi như các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, giao lưu trò chuyện qua các ứng dụng… Tuy nhiên, phiên chợ kỳ lạ này vẫn thu hút hàng nghìn người đàn ông tham gia, có người lặn lội hàng trăm cây số đến phiên chợ chỉ để được người phụ nữ nào đó lựa chọn làm chồng. 

Ngoài chợ chú rể ở bang Bihar, Ấn Độ cũng tồn tại cả chợ cô dâu ở Haudati. Tại đây, các cô gái được định giá với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ học vấn và kỹ năng nội trợ của họ. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất