, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 24/11/2017, 09:03

Ký ức thân thương với tiếng rao hàng rong

MINH TÂM

"Họ cứ đi, đòn gánh trên vai hay đội rổ trên đầu, các ông và nhất là vô số bà bán hàng rao vang dưới những gốc me hay phượng vĩ..."

Trong ký ức tuổi thơ êm đềm của nhiều người Việt, chính là những tiếng rao, âm thanh trên đường phố. Nó lẩn khuất trong ngăn kéo ký ức, hiếm khi nghĩ tới nhưng bỗng nở bung ra, lao xao trong niềm nhớ khi ta động đến.

Tiếng rao của những người buôn gánh bán bưng chạy dọc khắp các con phố như: “Chưng gai giò”, “Ai đậu hũ không?”, “bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thơm bơ, 2 ngàn 1 ổ”, “cóc vàng làm chà bông đây”, “Ai ăn, bột khoai... đậu xanh... bún tàu... nước dừa... đường cát hôn!” hay đôi khi chỉ là tiếng kim loại leng keng của những chú đấm bóp, giác hơi dạo hoặc tiếng lóc cóc của mì gõ… tất cả luôn là một điều gì đó kỳ lạ nhất, rất thật thà, bộc tuệch nhưng cũng đẹp nhất, êm đềm nhất.

Hình ảnh những người bán hàng rong và những tiếng rao của họ được lưu giữ ở Pháp. Nguồn: cep.com.vn
Hình ảnh những người bán hàng rong và những tiếng rao của họ được lưu giữ ở Pháp. Nguồn: cep.com.vn

Từng tiếng rao mộc mạc, thật thà và giản dị như ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người của thế hệ trước mà lớp trẻ ngày nay hiếm khi được nghe thấy, họa may chỉ là ở những con hẻm vùng ngoại ô.

 

Từng bức hình như đưa người xem bước vào những năm tháng ấu thơ thân thuộc, trong lòng cảm giác háo hức dâng lên hệt như ngày bé mừng rỡ khi nghe tiếng rao đi qua, chạy ra rồi chọn cho mình món ăn vặt khoái khẩu.

Trích: Bộ ảnh
Trích: Bộ ảnh "Tiếng rao Hà Nội". Nguồn: thegioitre.vn

 

Mặc dù ngày nay, những tiếng rao trên phố có vẻ ít phổ biến hơn lúc trước, bạn vẫn có thể nghe thấy chúng thỉnh thoảng vang lên trên các nẻo đường. Nhưng một điều chắc chắn một điều rằng là trong tim chúng ta vẫn luôn tồn tại một vị trí đặc biệt dành cho một trong những tiếng rao đặc trưng của người bán hàng rong.

"Rao" để mọi người biết rằng người bán hàng rong đang ở trên con phố này và họ đang bán những gì. Tiếng rao của những người bán hàng rong còn thể hiện tính cách con người họ.

Có rất nhiều nam giới đã phải lòng những người phụ nữ bán hàng rong chỉ bởi những tiếng rao làm xiêu lòng người của họ. Theo nhà báo Tiến: "Theo một sự tích của người Việt, có một người phụ nữ bán rượu thường xuyên đi ngang qua nhà của một vị thầy thuốc.

Tiếng rao của cô ấy ngọt ngào đến nỗi vị thầy thuốc phải kêu người giúp việc thay mặt ông ta tìm hiểu cô. Cô bán rượu nói dối rằng mình đã có con rồi, tuy nhiên đối với vị thầy thuốc điều đó chẳng thành vấn đề, và ông muốn cô chuẩn bị kết hôn với mình - một người có địa vị cao trong xã hội. Đó là một câu chuyện hài hước cho thấy những tiếng rao trên phố có sức ảnh hưởng như thế nào."

Trích: Bộ ảnh
Trích: Bộ ảnh "Tiếng rao Hà Nội". Nguồn: thegioitre.vn

 

Vào những năm 1950, mọi người trở nên yêu thích những tiếng rao trên phố khi chúng được biến thể thành những bài thơ lục bát, một thể loại thơ bắt đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu 8 chữ.

Mỗi buổi tối, cô Nguyễn Thị Lan, 72 tuổi, người con ở Hà Nội, đặt lên chiếc xe đạp của mình một chiếc giỏ chứa đầy bánh mì và rong ruổi khắp các con phố nhỏ. Cô thích cất tiếng rao bằng chính giọng của mình hơn là thu âm sẵn rồi phát đi phát lại thông qua chiếc loa. Cô nói: "chỉ đơn giản là cất tiếng rao "Ai mua bánh mì không?" Tôi nghĩ cất tiếng rao bằng giọng thật của mình sẽ chứa đựng nhiều tình cảm hơn là dùng loa phát thanh. Người mua hàng sẽ cảm thông cho những nỗi cơ cực của tôi, vì thế họ sẽ mua 2 ổ bánh mì thay vì 1 ổ như dự định ban đầu. Điều đó khiến tôi thấy hạnh phúc".

Những người bán hàng rong trên phố tự nghĩ ra lời rao cho mình, và vì thế những tiếng rao phần nào thể hiện nét văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau.

Ở miền Nam, người dân thường chuộng những thức quà ngọt. Ở đây, những người hàng rong sẽ hỏi, "Ai bánh mì thơm bơ không?" Mệt mỏi sau một ngày làm việc mệt nhọc, tôi bỗng thấy vui mừng khi nghe tiếng rao kia vang lên lúc 5 giờ chiều." 

Trích: Bộ ảnh
Trích: Bộ ảnh "Tiếng rao Hà Nội". Nguồn: thegioitre.vn

Đôi khi, tiếng rao không hẳn là một "lời rao" hoàn chỉnh khi nó chỉ là một kí hiệu âm thanh. Ông Tình nhớ lại: "Tôi và các bạn của mình, những người được sinh ra trong những năm 1980, có nhiều kỉ niệm tuyệt vời cùng với các tiếng rao trên phố và mỗi khi gặp nhau, chúng tôi thường trò chuyện về chủ đề này. Chúng tôi đã cùng chơi bắn bi dưới tán cây vào những chiều hạ nóng đến điên dại.

Khi nghe được âm thanh "pép pép" của người bán cà rem dạo, trò chơi kết thúc và chúng tôi liền chạy ngay về nhà để xin tiền mua kem. Thời đó, một que kem giá chỉ 500đ. Một vài đứa trong nhóm đã phải cùng nhau ăn một que nhưng chúng tôi đều đã rất vui."

Thức ăn thì rất tuyệt, nhưng chính sự hào hứng khi nghe thấy tiếng rao báo hiệu những món ăn đó càng khiến chúng thấy tuyệt vời hơn.

Trích: Bộ ảnh
Trích: Bộ ảnh "Tiếng rao Hà Nội". Nguồn: thegioitre.vn

Vi Hoàng Giang, một sinh viên đã chia sẻ câu chuyện của mình: "Khi còn nhỏ, tôi sống cùng với ông bà. Mỗi buổi trưa, những đứa trẻ trong xóm và tôi cùng chơi với nhau trong con hẻm nhỏ cho đến tận 4 giờ chiều khi cô bán đậu hủ xuất hiện. Nghe thấy tiếng rao, chúng tôi liền dừng cuộc chơi, thu tiền của từng đứa và đợi cho đến khi cô ấy đến. Lúc cô bán hàng mở nắp chiếc nồi, thật tuyệt khi được nhìn thấy đậu hủ trắng thơm phưng phức. Cô múc từng lớp đậu hủ mỏng cho vào một chiếc bát chứa đầy nước đường. Tôi nhớ mãi cái vị ngọt lịm ấy. Bây giờ tôi vẫn mua đậu hủ của những người bán hàng rong trên phố, nhưng chẳng thể nào tìm lại được cảm giác như những ngày thơ bé vì tôi không còn nghe thấy những tiếng rao nữa. Tôi nghĩ những tiếng rao trên phố đã làm bừng sáng tâm hồn tôi, xóa bỏ những mệt mỏi và khiến tôi thấy phấn khích thật sự. Tôi vẫn có thể nhớ rõ cảm giác ấy".

Trích: Bộ ảnh
Trích: Bộ ảnh "Tiếng rao Hà Nội". Nguồn: thegioitre.vn

 

Ngày nay, những tiếng rao trên phố được xem như một cách quảng cáo lỗi thời. Nhưng theo giảng viên Nguyễn Công Dung, trưởng bộ phận tiếp thị và truyền thông của Đại học Kinh tế Quốc dân "những tiếng rao trên phố vẫn còn phù hợp với xã hội ngày nay. Mục đích chính của việc quảng cáo là để thu hút khách hàng. Những người bán hàng rong truyền tải thông điệp của họ qua tiếng rao và những cảm xúc trong từng lời rao. Tuy rất đơn giản nhưng tiếng rao khiến người mua cảm thấy giữa họ và người bán có sự kết nối chặt chẽ. Theo tôi, những tiếng rao trên phố thậm chí còn hiệu quả hơn nhiều cách quảng cáo hiện đại khác".

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất