, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 12/05/2022, 10:59

“Lá phổi Địa Trung Hải” đang đối mặt nguy cơ bị hủy diệt

LÊ KIÊN
(AFP)
Những thảm cỏ biển xanh rì được xem là "lá phổi" của vùng biển Địa Trung Hải ngoài khơi Tunisia đang bị tàn phá một cách nặng nề. Các thảm cỏ này cung cấp môi trường sống cho ngư dân đánh cá và là vùng đệm quan trọng chống xói mòn cho các bãi biển mà ngành du lịch Tunisia đang phụ thuộc vào.
Ông Yassine Ramzi Sghaier, nhà sinh vật học biển người Tunisia kiểm tra cỏ biển. Ảnh: AFP/Fethi Belaid.

"Lá phổi Địa Trung Hải”

"Lá phổi Địa Trung Hải” là cách mà Tổ chức Sáng kiến & Đất ngập nước Địa Trung Hải (MedWet - một mạng lưới liên chính phủ khu vực gồm 27 thành viên) gọi những thảm cỏ ở vùng biển này.

Cỏ biển “Posidonia Oceanica” (được đặt theo tên của thần biển Poseidon trong thần thoại Hy Lạp) trải dài từng lớp dưới đáy biển Địa Trung Hải, từ Cộng hòa Síp đến Tây Ban Nha. Chúng hút khí carbon và kềm chế độ chua của nước. 

Theo MedWet, loài cỏ Posidonia là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất giúp cung cấp oxy cho các vùng nước ven biển. Có thể nói chúng có tầm quan trọng bậc nhất để làm chậm lại những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu.

Nhà sinh thái biển Rym Zakhama Sraieb cho biết, Cộng hòa Tunisia dọc theo đường bờ biển Bắc Phi là nơi có những thảm cỏ lớn nhất, trải rộng hơn 10.000km2. Những “lá phổi" này có vai trò vô cùng lớn trong việc hấp thụ carbon và cung cấp oxy. 

“Chúng tôi cần cỏ Posidonia để hấp thụ tối đa lượng carbon. Các loài thực vật có hoa dưới nước cũng có thể hút lượng carbon gấp 3 lần bình thường”. - Bà Rym Zakhama Sraieb nói.

Hải sản chiếm 13% GDP của Tunisia và gần 40% hoạt động này được thực hiện xung quanh các thảm cỏ biển. Ảnh: AFP/Fethi Belaid.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng, tương tự như hành động của con người hiện nay đang tàn phá cây rừng, hoạt động của con người ở biển cũng đang khiến cho các thảm cỏ bị tàn phá với tốc độ chóng mặt, tác động nghiêm trọng đến môi trường và kinh tế.

Những năm gần đây, khi nạn đánh bắt diễn ra bất hợp pháp, con người đã tác động trực tiếp và xé nát các thảm cỏ biển. Ngoài ra, việc người dân không ý thức cũng như không đánh giá cao tầm quan trọng của thảm cỏ biển đối với sự sống, cũng đang đánh dấu sự hủy diệt của chúng. 

Môi trường biển bị phá hủy nghiêm trọng

Sinh sống và phát triển ở độ sâu 50m so với mặt nước biển, các thảm cỏ Posidonia là nơi trú ẩn cho cá và làm chậm quá trình xói mòn bờ biển, chúng ngăn cản các đợt sóng có thể gây hại đến các bãi biển đầy cát mà khách du lịch ưa thích. 

Ông Yassine Ramzi Sghaier - nhà sinh vật biển người Tunisia cho biết, cỏ biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia đang bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng như Tunisia.

“Tất cả các hoạt động kinh tế của Tunisia phụ thuộc vào cỏ Posidonia. Chúng chính là “nhà cung cấp việc làm" lớn nhất, và hãy nhớ rằng có ít nhất 150.000 người đang trực tiếp làm công việc liên quan đến đánh bắt cá cũng như hàng chục nghìn người làm việc trong ngành du lịch” - Ông Sghaier nói. 

Phát triển ở độ sâu 50m so với mặt nước biển, các thảm cỏ Posidonia là nơi trú ẩn cho cá và làm chậm quá trình xói mòn bờ biển. Ảnh: AFP/Fethi Belaid.

Việc phá hủy các thảm cỏ biển đang xảy ra một cách ồ ạt và nhanh chóng, nhưng ngược lại việc thay thế chúng lại diễn ra một cách chậm chạp. Cây thủy sinh thay thế còn được gọi là cỏ Neptune với tốc độ phát triển chậm, chỉ dưới 5cm một năm. 

Ông Sghaier cho biết thêm, ở Vịnh Gabes - một khu vực rộng trên bờ biển phía đông của Tunisia, “lá phổi” của biển đã bị cắt giảm hơn một nửa. Một nghiên cứu năm 2010 cho rằng sự suy giảm này là do ô nhiễm môi trường và sự đánh bắt cá quá mức cho phép. 

Từng có thời cỏ Posidonia và vô số loài sinh vật biển phát triển mạnh ở đó. Cỏ biển cũng đóng vai trò là nơi trú ẩn quan trọng cho cá sinh sản, kiếm ăn và trú ẩn. Tuy nhiên, từ những năm 1970, các nhà máy sản xuất phốt phát đã đổ hóa chất ra biển, gây thiệt hại cho hệ sinh thái. 

Thảm họa trước mắt

Ngành nghề đánh bắt hải sản của Tunisia chiếm 13% GDP và gần 40% hoạt động này được thực hiện xung quanh các thảm cỏ biển. Nhưng ngư dân địa phương tại đây cho biết, nguồn cung từ biển đang ngày càng bị giảm mạnh. 

Đánh bắt hải sản là nguồn thu chính trong suốt nhiều năm qua của cả gia đình ông Mazen Magdiche - một ngư dân địa phương. Hiện nay, sản lượng đánh bắt hải sản của ông Magdiche đã giảm đến 3 lần so với 25 năm trước. “Biển đã bị phá hủy, ngày càng có ít cá. Giờ đây, hóa chất bị đổ thải ra ở khắp mọi nơi”. - ông Mazen Magdiche nói.

Nhà sinh thái biển Rym Zakhama-Sraieb nhấn mạnh rằng thảm cỏ biển có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbon khi mà biến đổi khí hậu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên. AFP/Fethi Belaid.

Đối với đất nước Tunisia, có đến gần 70% dân số sinh sống dọc theo 1.400km bờ biển. Cỏ Posidonia có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với biển, thế nhưng đối với nhiều người, nó lại được xem như rác. Các chuyên gia môi trường cho biết, khi cỏ biển dạt vào bờ biển, nó sẽ trộn lẫn cùng với cát để tạo thành những bờ biển lớn, giúp bảo vệ bờ biển khỏi những đợt sóng mạnh.

Các bãi biển được xem là tài sản quan trọng cho ngành du lịch, chúng mang lại cho Tunisia mức GDP kỷ lục 14% vào năm 2019 và sinh kế cho hai triệu người, chiếm một 1/6 dân số cả nước. 

Ông Ahmed Ben Hmida, thuộc Cơ quan Bảo vệ và Phát triển Bờ biển Tunisia, cho biết: “Việc tạo ra các khu bảo tồn biển có thể giúp ích cho cỏ Posidonia, và hành động đó cần mở trên phạm vi rộng hơn. Nếu không làm gì để bảo vệ toàn bộ thảm cỏ Posidonia - “lá phổi" của bi Tunisia, đó sẽ là một thảm họa”. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm






Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất