, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 01/04/2022, 14:07

Lai Châu phấn đấu thành thủ phủ mắc ca của cả nước

KHẮC KIÊN
(vov.vn)
Lai Châu đang thực hiện 15 dự án, trong đó có 13 dự án trồng mắc ca đến nay đạt gần 10.000ha, bao gồm cả tiểu điền và đại điền cùng 2 dự án nhà máy chế biến mắc ca.

Thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định 344 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lai Châu phấn đấu trồng 100.000ha cây mắc ca vào năm 2030 và đưa địa phương trở thành “thủ phủ” mắc ca của cả nước.

Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu cho biết, địa phương đang thực hiện 15 dự án, trong đó có 13 dự án trồng mắc ca và 2 dự án nhà máy chế biến mắc ca. Đến nay, Lai Châu đã trồng được gần 10.000ha, bao gồm cả tiểu điền và đại điền. 

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 trồng được 100.000ha cây mắc ca, tỉnh Lai Châu đang tiếp tục kêu gọi đầu tư và khẳng định tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có đủ năng lực đầu tư vào địa bàn. Trong đó, địa phương giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN&PTNT phối hợp tổ chức các đoàn công tác, xem xét thực tế, làm việc với các huyện để nhanh chóng hỗ trợ các nhà đầu tư.

Mắc ca là cây trồng phù hợp trên đất Lai Châu.
Mắc ca là cây trồng phù hợp trên đất Lai Châu.

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Việt Nam cho biết, Lai Châu có đất đai rất rộng, đặc biệt là khí hậu rất phù hợp cho các loại cây trồng ôn đới và nhiệt đới. Mắc ca là cây trồng nhiệt đới và rất phù hợp trồng tại Lai Châu, bởi trong 1 năm địa phương có ít nhất là  5 tuần lạnh dưới 17 độ. Đặc biệt, ở địa phương lại không có mưa Xuân, nên khi cây ra hoa không bị ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn, đậu quả; vì vậy trồng mắc ca tại Lai Châu là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

“Mỗi gia đình bỏ ra một vài sào, thậm chí 1ha để trồng mắc ca, chỉ cần từng đó cũng đủ để cho Lai Châu vươn lên giàu có chứ không phải chỉ xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả của mắc ca là rất cao và giá trị của mắc ca là rất lớn, trong khi đất đai ở địa phương lại sẵn sàng, khí hậu lại thuận lợi. Hiệp hội mắc ca sẵn sàng giúp đỡ bà con về kỹ thuật chăm sóc để mắc ca phát triển thuận lợi. Hiệp hội cũng đã làm việc với tỉnh và tỉnh hết sức ủng hộ chuyện này; các đơn vị trực thuộc Hiệp hội cũng đã làm trước và bắt đầu có kết quả để bà con làm theo”, ông Hùng khẳng định.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Người dân đón nhận chuyện tách nhập làng xã rốp rẻng bằng một tờ giấy A4, văn hóa lịch sử chịu phận “xếp tàn y lại để dành hơi” nhưng không thèm “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”.


Gần bốn năm kể từ thảm họa sạt lở đất kinh hoàng tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vùng đất này đã thực sự hồi sinh.


Cửa hàng tiện lợi (convenience store) rất phổ biến tại Hàn Quốc và là một nét văn hóa hiện đại của xứ Kim chi.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất