, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 10/03/2017, 14:59

Lâm Đồng và những "làng đô thị xanh"

Lâm Đồng đã xác định tăng trưởng xanh của địa phương bằng hai lĩnh vực tập trung là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch chất lượng cao. Chính điều này đã góp phần TẠO NÊN MỘT Lâm Đồng phát triển kinh tế NHƯNG vẫn đảm bảo môi trường sinh thái.

T heo đánh giá của các chuyên gia, đô thị xanh được xem là một sự lựa chọn cho các mô hình phát triển đô thị hiện nay tại nhiều thành phố, nhất là trong bối cảnh hiện đại hóa và tác động của biến đổi khí hậu do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Mô hình này cũng chính là xu hướng thế giới “chữa bệnh” đô thị hóa quá nhanh, giúp cân bằng với thiên nhiên, các nguồn sản xuất.

Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương, Lâm Đồng.
Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương, Lâm Đồng.

Việc Thủ tướng Chính phủ cho phép Lâm Đồng nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình Làng đô thị xanh tại Đà Lạt sẽ tạo đột phá trong quy hoạch phát triển đô thị đặc thù, giải quyết những bất lợi trong quá trình đô thị hóa tại Đà Lạt và vùng phụ cận. Bước đầu, đề xuất mỗi “Làng đô thị xanh” có quy mô diện tích 100 - 150 ha, dân số 10.000 - 15.000 người; kiến trúc nhà biệt lập mái dốc và nhà vườn, kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh... Trong đó, thôn Đa Lộc, xã Xuân Thọ được chọn thí điểm đầu tiên, với diện tích quy hoạch khoảng 180 ha. Nơi đây có vị trí thuận lợi, gần quốc lộ 20 kết nối về đô thị trung tâm Đà Lạt với khoảng cách 10 km, có những triền dốc đẹp và cư dân hiện hữu đang chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao... Về quy hoạch, làng đô thị xanh là quy hoạch phân khu đô thị thuộc Quy hoạch chung TP Đà Lạt. Tại đây hình thành một khu vực sản xuất nông nghiệp - công nghệ cao, kết hợp khu ở và công trình công cộng; phát huy loại hình du lịch canh nông, đảm bảo yêu cầu bảo vệ tối đa đa dạng sinh học, địa hình, cảnh quan tự nhiên - văn hóa của địa điểm và giảm phát thải khí nhà kính, có cơ sở hạ tầng đồng bộ. Phần đất sản xuất nông nghiệp khoảng 70%. Diện tích đất ở và công trình công cộng khoảng 30% trên diện tích đất quy hoạch. Đất cây xanh công cộng tối thiểu là 50%.

Hiện các sở, ngành tại Lâm Đồng đang tập trung chỉ đạo những biện pháp thúc đẩy như giảm thuế nhập khẩu nhà kính, nhà lưới phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao... Tỉnh cũng đang tập trung triển khai Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Khu Công nghiệp nông nghiệp Tân Phú và quy hoạch 7 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung với diện tích 1.900ha để thu hút đầu tư. Lâm Đồng cũng đang triển khai thí điểm mô hình Làng đô thị xanh và trên cơ sở kết quả tại địa phương, Bộ Xây dựng sẽ xác định những tiêu chí, nội dung để nhân rộng mô hình này ra cả nước.

Tính đến cuối năm 2015, diện tích nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Lâm Đồng đạt khoảng 43.000 ha (chiếm 16,9% diện tích toàn ngành). Nông sản xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD (chiếm 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh). Hiện Lâm Đồng là một trong số địa phương có nhiều dự án thu hút đầu tư FDI, ODA trong nông nghiệp nhất cả nước. 3 năm qua, Lâm Đồng thu hút được 67 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao với tổng số vốn 4.640 tỷ đồng. Đáng chú ý có Tập đoàn Bejo (Hà Lan) đầu tư 9,5 triệu Euro cho dự án sản xuất giống rau xuất khẩu tại huyện Lâm Hà, quy mô lớn nhất Đông Nam Á; dự án nghiên cứu và nhân giống hoa cao cấp của Công ty TNHH AgriVINA lớn nhất Việt Nam với kinh phí 1,5 triệu USD; phối hợp với tỉnh Đông Flanders, Bỉ, thực hiện dự án Trung tâm công nghệ cao canh tác rau, hoa, cây cảnh trong nhà kính và dự án phát triển đàn bò thịt cao sản chất lượng cao BBB. Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng có 11 dự án với tổng vốn đăng ký là 32,48 triệu USD. Lâm Đồng đã quy hoạch một khu khoảng 328ha chuyên về nông nghiệp dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản, hướng tới cho ra đời những sản phẩm đủ chất lượng đưa vào thị trường Nhật. Chúng tôi xác định đây cũng sẽ là bước đột phá của Lâm Đồng trong tương lai.

Mộc Miên

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất