, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 21/09/2021, 19:36

Làm nông là nghề nguy hiểm thứ hai tại Vương quốc Anh

HƯƠNG LAN
(nongnghiep.vn)
Phân tích dữ liệu về tử vong tại nơi làm việc trong một báo cáo mới của Cơ quan Điều hành Y tế và An toàn nước Anh (Health and Safety Executive) cho biết.

Báo cáo có tựa đề I’m insured, đã kiểm tra dữ liệu về các trường hợp tử vong tại nơi làm việc từ năm 2015 đến năm 2020.

Dựa trên những phát hiện của báo cáo, xây dựng là công việc nguy hiểm nhất của Vương quốc Anh và nông nghiệp là ngành nghề nguy hiểm đứng thứ hai, và tỉ lệ tử vong của mỗi ngành trong hai ngành này chiếm khoảng 1/6 tỉ lệ các trường hợp tử vong chung. 

Nông dân tại một trang trại của Anh đang thu hái táo. Ảnh: Al Jazeera.

Chăm sóc sức khỏe/điều dưỡng và sản xuất là các ngành nguy hiểm tiếp theo, lần lượt chiếm tỉ lệ tử vong 13,27% và 12,90% số ca tử vong theo nghề nghiệp ở Vương quốc Anh.

Bảng tỉ lệ tử vong theo nghề nghiệp ở Vương quốc Anh:

Ngành nghềTỉ lệ tử vong
Xây dựng16,34%
Nông nghiệp15,6%
Chăm sóc sức khỏe/ Điều dưỡng13,27%
Chế biến12,9%
Quản lý chất thải6,27%
Giao thông vận tải6,27%
Quản lý, công việc văn phòng4,79%
Bất động sản2,70%
Cơ khí2,58%
Bán hàng2,46%
Kỹ thuật dân dụng2,21%
Thiết kế cảnh quan1,72%
Lợp mái nhà1,35%
Vẽ1,23%
Khai thác mỏ1,23%
Giáo dục1,23%
Cung cấp tiện ích1,11%
Thể thao0,98%
Phương pháp scaffolding0,98%
Lau chùi0,98%

Báo cáo cũng xem xét các trường hợp tử vong tại nơi làm việc theo khu vực, và nhận thấy Scotland là khu vực nguy hiểm nhất ở Vương quốc Anh, khi có tới 17,40% các trường hợp tử vong do nghề nghiệp xảy ra tại khu vực này.

Đặc biệt hơn nữa, công nhân làm việc ở Glasgow có nhiều khả năng chết tại nơi làm việc hơn bất kỳ nơi nào khác ở Anh. Trong giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2020, cứ 100 ca tử vong tại nơi làm việc của Vương quốc Anh thì có hơn ba ca tử vong diễn ra tại thành phố này. Xếp thứ hai là Birmingham, khi cứ 50 trường hợp tử vong tại nơi làm việc có 1 trường hợp xảy ra ở thành phố này.

Sau Scotland, khu vực có tỉ lệ tử vong do nghề nghiệp thứ hai là West Midlands (chiếm 7,49%), đứng thứ ba là miền Đông nước Anh (chiếm 7,16%) và đứng thứ tư là xứ Wales (chiếm 6,83%).Khu vực an toàn nhất cho người lao động ở Vương quốc Anh là Đông Bắc, chỉ có 2,58% số ca tử vong liên quan đến công việc ở Vương quốc Anh từ năm 2015 đến năm 2020.

Tỉ lệ tử vong theo giới

Theo báo cáo I’m insured, nam giới có nguy cơ tử vong tại nơi làm việc cao gấp 5 lần so với nữ giới.

Từ năm 2015 đến năm 2020, 83% trường hợp tử vong tại nơi làm việc là nam giới trong khi 15% là nữ giới.

Nguyên nhân cái chết

Nhìn chung, nguyên nhân tử vong lớn nhất trong các vụ tai nạn lao động ở Anh là rơi từ trên cao/ngã, chiếm 33,91% số người thiệt mạng.

Nguyên nhân tử vong lớn thứ hai là do xe đang di chuyển, chiếm 13,39% số người thiệt mạng, tiếp theo là do bị vật đè (chiếm 11,67%), bị kẹt bởi vật gì đó rơi xuống (chiếm 9,09%) và tiếp xúc với máy móc (chiếm 3,44%) .

Cuối cùng trong danh sách, chiếm 2,83% số ca tử vong tại nơi làm việc từ năm 2015 đến năm 2020 ở Anh là do tiếp xúc với gia súc.

Trong danh sách các nguyên nhân phổ biến nhất của các vụ tai nạn không chết người tại nơi làm việc là chấn thương do vận chuyển/nâng/xách (chiếm 26,18%); trượt hoặc ngã (chiếm 23,63%); tiếp xúc với máy móc đang di chuyển (chiếm 3,82%) và thương tích do động vật (chiếm 0,79%).

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất