, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 26/09/2022, 06:00

Làm thế nào để xuất khẩu bền vững?

TS LÊ QUỐC PHƯƠNG
Nước ta hiện xếp thứ 24/240 nền kinh tế thế giới về xuất khẩu. Năm 2021, dù đại dịch Covid-19 hoành hành, kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn đạt 336 tỷ đôla Mỹ, tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt 2 con số (tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới).
Doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực khi 86% sản phẩm xuất khẩu là từ công nghiệp chế biến - chế tạo thay vì chủ yếu là nông lâm thuỷ sản, nguyên liệu thô như trước đây. Về nhập khẩu, hơn 90% là nguyên vật liệu sản xuất, chỉ có 10% là hàng tiêu dùng.

Tuy kết quả khả quan là vậy nhưng nếu xem xét một cách toàn diện, có thể nói chất lượng xuất khẩu của chúng ta vẫn chưa cao, chưa bền vững khi so với các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Indonesia. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu của chúng ta hiện vẫn thấp hơn so với các nước bạn. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của chúng ta tuy đã có chuyển biến, song hàng công nghiệp chế biến chế tạo vẫn phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI, nhiều sản phẩm chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp.

Năm 2022, kinh tế thế giới được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do hậu quả để lại khá nặng nề sau đại dịch Covid-19 và trước hàng loạt sự kiện không vui như xung đột Nga - Ukraina, việc tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid của Trung Quốc… càng khiến giá cả thế giới, đặc biệt là giá nhiên liệu, xăng dầu, lương thực bị ảnh hưởng; hàng hóa khan hiếm.

Từ những tác động đó, nhiều nước trên thế giới rơi vào tình trạng lạm phát cao chưa từng có trong vòng 30 - 40 năm nay. Để chống lạm phát, nhiều nền kinh tế buộc phải tăng lãi suất và việc này dẫn đến kinh tế suy giảm, đặc biệt, nhiều nền kinh tế có thể sẽ bị suy yếu nặng. Việt Nam cũng khó tránh bị ảnh hưởng.

Giá cả thế giới, đặc biệt là nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu. Lãi suất của nhiều nền kinh tế tăng khiến tỉ giá trong nước tăng cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Việc ký kết các FTA (Việt Nam hiện đã ký 15 FTA, trong đó có nhiều FTA đạt chất lượng cao, như CPTTP, EVFTA…) cũng đặt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước nhiều thách thức bên cạnh những thuận lợi nhất định.

Tiêu chuẩn cao về hàng rào kỹ thuật là thách thức đầu tiên. Chúng ta được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan xuống rất thấp nhưng cũng phải mở cửa thị trường trong nước và phải chấp nhận các tiêu chuẩn của các FTA. Cụ thể như thị trường nông sản phải đáp ứng về an toàn thực phẩm; lĩnh vực dệt may phải tuân thủ quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn về môi trường hoặc vấn đề sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động đối với nhiều lĩnh vực xuất khẩu khác… Tất cả những điều này khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên, đầu tư tăng lên. Để thúc đẩy xuất khẩu phát triển theo hướng bền vững, cần có chính sách khuyến khích hiệu quả giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm thông qua việc ứng dụng công nghệ, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa và đặc biệt, phải phát triển công nghiệp hỗ trợ để tận dụng được ưu đãi của các FTA… Vấn đề này chúng ta đặt ra đã lâu nhưng thực tế vẫn chưa giải quyết được nhiều.

Công tác cải cách hành chính nhằm giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp - tuy luôn được nhắc đến - nhưng cho đến nay, đây vẫn là vấn đề gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Về phía doanh nghiệp, cần tranh thủ tận dụng thật tốt các biện pháp hỗ trợ đã có của nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu bên cạnh việc tích cực chuyển đổi số, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới nguồn nhân lực nhằm tiết giảm chi phí mà vẫn nâng cao được chất lượng sản phẩm.

Nhìn chung, các giải pháp cần thực hiện đồng bộ từ nhà nước đến doanh nghiệp thì mới có thể vượt qua khó khăn trước mắt và hướng đến xuất khẩu bền vững trong tương lai.

Tags

Bình luận


user-avt

Ngọc

00:10, 11/10/2022

Giá cả thế giới, đặc biệt là nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu..

user-avt

Thanh Nhan

00:10, 11/10/2022

Chúng ta có rất nhiều lợi thế từ các FTA, cần tận dụng. Quan trọng nhất là làm thế nào để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về các lợi thế này.

user-avt

Minh

00:10, 11/10/2022

Đồng quan điểm với tác giả.

Xem thêm bình luận
Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất