, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 22/08/2022, 16:00

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu ở Nam Đông

THÚY HỒNG
(baodantoc.vn)
Ngày 21/8, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tái hiện Lễ hội Mừng lúa mới (A Riêu A Za) của đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông.
Nghi lễ tuốt lúa được các cô gái Cơ Tu tại hiện trong Ngày hội văn hóa dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông

Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội Mừng lúa mới trong tiếng Cơ Tu là “Cha Ha Ro Tơ Me”. Đây là một trong những lễ hội truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa của mọi người trong làng giao lưu, gặp gỡ với nhau, không khí trong làng vì thế luôn rộn ràng náo nức. 

Những bông lúa chín vàng không thể thiếu trên mâm cũng mứng lúa mới của đồng bào Cơ Tu

Già Làng A Lăng Klói cho biết: Lễ hội mừng lúa mới là một nghi lễ rất quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông. Thể hiện sự biết ơn với các thần linh, đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ mừng lúa mới bao gồm phần lễ và phần hội. Để chuẩn bị cho Lễ hội, các chàng trai, cô gái cộng đồng đồng bào Cơ Tu đã chuẩn bị từ khá sớm. Người rang lúa, người giã gạo, người cắt lá dong, người lấy nước, nướng gà, nướng cá… dâng lên và tạ ơn thần linh. 

Nghi thức cúng lúa mới được các già làng thực hiện

Trong phần lễ, đặc biệt nhất là nghi lễ đâm trâu. Đây là lễ hội độc đáo mà người dân tộc Cơ Tu còn giữ đến bây giờ và thường được tổ chức vào những ngày trọng đại như: Mừng lúa mới, mừng nhà Grươl mới hay đám cưới... Con trâu là vật nuôi gần gũi với đời sống thường ngày và cũng là loài vật quan trọng, bởi đó chính là vật tế Zàng trong những ngày trọng đại. Trâu là biểu hiện quyền lực của làng bản.

Nghi lễ đâm trâu

Để chuẩn bị cho một cuộc đâm trâu cũng phải mất 2 ngày 1 đêm, tùy vào lễ lớn hay nhỏ. Việc chính là dựng cây nêu rất công phu và tỉ mỉ. Dân làng đến để chuẩn bị cúng tế lên Zàng báo với thần linh và mời các ngài về chứng giám cuộc đâm trâu. 

Sau nghi lễ đâm trâu là tới công đoạn các chàng trai cô gái chia nhau làm các món ăn để bày trong mâm cúng lễ. Nam giới sẽ nướng cá, hấp cá, gùi cá ống, nướng thịt, luộc thịt, gùi ống thịt lợn, nướng gà, luộc gà, nướng đọt mây, hui ống ếch, hui cơm lam, rót rượu cần, rượu trắng, làm mọi thứ được phân công trong lễ hội. 

Sau nghi lễ đâm trâu các món ăn được dâng lên mâm cúng

Nữ giới làm tất cả gia vị, bóp gia vị cho các món ăn theo từng loại, ngâm gạo, nấu xôi, luộc sắn, luộc ngô, luộc khoai, nấu canh, xào rau; rửa chén, đũa, mâm ly, chuẩn bị chu đáo các loại món ăn phải bảo đảm về an toàn thực phẩm cho mọi người. 

Sau khi mâm cúng đã được chuẩn bị, là lúc các già làng, người lớn tuổi, có uy tín trong bản thực hiện nghi lễ cúng bái. Theo nghi lễ truyền thống, để khấn vái và mời các thần linh, thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối về dự lễ để tạ ơn trong một năm được mưa thuận gió hòa. Lễ mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng nên tất cả các dân làng phải chuẩn bị thật chu đáo và trang trọng. 

Màn biểu diễn điệu múa Tung Tung da dá trong phần hội

Giữa hai bên mâm cúng là hình ảnh dệt Zèng và đan lát của các mẹ các chị. Nghề dệt Zèng của người Cơ Tu với lối liên kết cườm độc đáo đã có truyền thống từ ngàn xưa. Zèng vừa là lễ phục không thể thiếu trong các nghi lễ, sự kiện quan trọng trong các ngày hội; cũng là vật trang trọng trao tặng, cũng là vật làm tin của cộng đồng người dân đồng bào Cơ Tu. 

Lễ hội mừng lúa mới là một nghi lễ rất quan trọng trong đời sống của người dân đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông

Nét độc đáo của Zèng là kỹ thuật dệt đan cài các hạt cườm vào sợi để tạo hoa văn trên vải. Hình ảnh được chọn để tạo hình thường quen thuộc và gắn bó với đời sống của người vùng cao như: Núi, sông, mặt trời, muôn thú... với nhiều màu sắc khác nhau.

Sau phần lễ đã được thực hiện xong, phần hội cũng vang lên, là sự kết hợp tiếng cồng chiêng, tiếng trống của các chàng trai, kết hợp điệu múa tung tung da dá của các cô gái. Sự kết hợp giao duyên càng làm tô đậm thêm phần rực rỡ và đầy tính truyền thống. 

Đông đảo du khách đến trải nghiệm và cùng vui ngày hội với đồng bào Cơ Tu

Đi kèm với cồng, chiêng, không thể thiếu điệu múa Tung Tung da dá đặc sắc độc đáo. Múa Tung tung, da dá là một trong những nghệ thuật không thể thiếu được trong sinh hoạt, tinh thần của người Cơ Tu. Phản ánh cuộc sống lao động và sự đấu tranh của con người với thiên nhiên, thể hiện giấc mơ của con người nơi đầy về cuộc sống thanh bình với ước muốn ấm no hạnh phúc.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất