, //, :: GTM+7

LienVietPostBank và "của chìm, của nổi"

LAN VI
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa qua, đại diện bàn chủ tọa liên tục đề nghị câu hỏi chất vấn từ phía cổ đông. Khá nhiều câu hỏi đáng chú ý đã được đặt ra, và nhà đầu tư ngày càng quan tâm một cách chi tiết hơn về các cân đối kỹ thuật. "Của chìm, của nổi" ngân hàng nằm trong những cân đối đó.
Khách hàng giao dịch tại LienVietPostBank.

Lợi nhuận khác biệt

LienVietPostBank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 ở mức 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với 2021. Trong quý I, ngân hàng đã đạt gần 1.800 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu đạt tiến độ tương tự trong các quý còn lại, mục tiêu 4.800 tỷ năm nay sẽ vượt. 

Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank, ông Phạm Doãn Sơn nhấn mạnh: đó là một chỉ tiêu trong tầm tay và dự kiến có khác biệt.

Cổ đông tại Đại hội đã đặt ra một số chất vấn liên quan đến lợi nhuận quý 1: vì sao tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giảm và chi phí dự phòng tăng lên, mà tăng trưởng tín dụng lại đi ngang, rộng hơn?

Trả lời các ý chất vấn, ông Sơn cho biết tăng trưởng tín dụng quý đầu năm đi ngang do ngân hàng giảm dư nợ một số dự án lớn khoảng 13.000 tỷ đồng, và trích dự phòng cao là do yêu cầu đối ứng với nợ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khoảng 2.500 tỷ đồng.

Với 13.000 tỷ đồng các khoản vay lớn giảm đi, tác động đối với tăng trưởng tín dụng tại LienVietPostBank là đáng kể. Song, điểm đáng chú ý là ngân hàng này vẫn còn nguyên dư địa tăng trưởng tín dụng cho 3 quý cuối năm, và tín dụng bán lẻ đang bù lại cho phần điều chỉnh các khoản lớn, theo định hướng.

Trong khi tăng trưởng tín dụng không tăng nhưng lợi nhuận quý 1 vẫn đạt gần 1.800 tỷ đồng và tăng trưởng tới 61,5% so với cùng kỳ 2021. Điểm này được dẫn dắt ở cơ cấu lợi nhuận đã không còn dựa quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng, mà được đệm nhiều hơn ở dịch vụ và các nguồn thu phi tín dụng.

Chính do điểm dẫn dắt này mà Phó chủ tịch HĐQT Phạm Doãn Sơn khẳng định với cổ đông khả năng năm nay sẽ có lợi nhuận khác biệt so với kế hoạch. Ít nhất có thể đến từ thương vụ mới về hợp đồng phân phối bảo hiểm (Bancassurance), cùng triển vọng bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và có thặng dư.

Ông Phạm Doãn Sơn phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.

Mũi nhọn trong chiến lược bán lẻ

Như vậy, bên cạnh “của nổi" mà kế hoạch dự kiến đã báo cáo, LienVietPostBank còn có “của chìm" lợi nhuận ở những tính toán khả thi khác.

Trước hết, ở hướng bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng đã thực hiện khóa “room” tỷ lệ sở hữu ở 5% để chuẩn bị. Đối với băn khoăn của cổ đông rằng việc này những năm trước đã đề ra nhưng chưa thực hiện được, ông Phạm Doãn Sơn giải thích: một phần do diễn biến COVID phức tạp và thị trường không thuận lợi, song quan trọng là giá bán không như kỳ vọng thì không nhất thiết phải bán ngay.

“Của chìm" có tính hiện thực và gần gũi hơn là triển vọng của thương vụ Bancassurance. Theo ông Phạm Doãn Sơn cho biết, hiện LienVietPostBank đã qua mấy vòng đàm phán với đối tác, nhiều khả năng sẽ chốt vào tháng 6 để báo cáo cổ đông. Khi đó, chắc chắn việc hạch toán phí trả trước sẽ tạo khác biệt, thậm chí đột biến ở lợi nhuận…

Với mạng lưới phủ rộng cả nước qua hệ thống bưu điện, ngân hàng có lợi thế lớn trong đàm phán gói Bancassurance mới. Tuy nhiên cổ đông vẫn băn khoăn, liệu VNPost đang triển khai thoái vốn tại LienVietPostBank, lợi thế đó có còn được duy trì. Ông Sơn cho rằng cổ đông có thể yên tâm, vì hợp đồng khai thác mạng lưới và lợi thế này có thời hạn lên tới 50 năm.

Bancassurance đang trở thành một mũi nhọn trong chiến lược bán lẻ của LienVietPostBank, góp phần thúc đẩy cho thành công ở trục hoạt động này. Qua đó cùng đóng góp cho sức tăng trưởng tới gần 40% ở chỉ tiêu thu thuần dịch vụ năm 2021 so với năm 2020, cũng như trong tốc độ tăng trưởng lên tới 50% của lợi nhuận trước thuế năm qua.

Năm 2021, LientVietPostBank đạt trên 888 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, phí phát sinh mới đạt 620 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2020, đưa ngân hàng đứng vào vị trí 11 về doanh thu phí mới trên tổng số 34 ngân hàng đang triển khai ở mảng này. Riêng tháng 12/2021, LienVietPostBank bứt phá với doanh số cao nhất trong 5 năm triển khai và lọt top 7 toàn thị trường.

Có là chia, thêm là tăng chia

Nếu cụ thể hóa “của chìm" thành “của nổi", lợi nhuận thực sự khác biệt thì sẽ được xử lý như thế nào?

Trả lời thắc mắc này, Phó Chủ tịch Thường trực LienVietPostBank cho biết sẽ tăng chia cổ tức ngay cho cổ đông - như lâu nay ngân hàng vẫn làm khi đạt lợi nhuận tốt. “Năm ngoái dự kiến cổ tức 12% thì thực tế nâng lên 15%. Năm nay dự kiến 12% là gắn với chỉ tiêu lợi nhuận an toàn, nhưng nhiều khả năng vẫn tăng mức chia khi đạt kết quả tốt hơn". -  ông Phạm Doãn Sơn dẫn thêm. 

Nhìn lại suốt 14 năm hoạt động, LienVietPostBank luôn là NHTM đều đặn trả cổ tức. Giai đoạn Ngân hàng Nhà nước chưa yêu cầu trả bằng cổ phiếu, thì LienVietPostBank cho trả cổ tức bằng tiền mặt. Có giai đoạn giá cổ phiếu thấp, cổ đông thường muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt. Nhưng hiện nay, thị giá đã cao hơn nên nhận bằng cổ phiếu càng có lợi hơn. Nếu cổ đông nắm giữ lâu dài, thì cổ phần của họ gia tăng về lượng, còn nếu bán phần cổ tức lấy tiền mặt với thị giá tốt hơn trước thì họ vừa có lợi nhuận vừa giữ được lượng cổ phần nắm giữ ban đầu.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về lợi ích “cộng thêm” của cán bộ nhân viên LienVietPostBank - khi thống kê cho thấy thu nhập của họ nhiều năm vẫn ở vùng thấp trong hệ thống các NHTM Việt Nam, ông Phạm Doãn Sơn nghĩ rằng đây là thắc mắc hợp lý. Bởi khi ngân hàng tính toán “của chìm, của nổi”, thì một phần tài sản quan trọng nhất chính là con người, nguồn nhân lực. Ông cho biết dù quan điểm chung là vẫn tiết kiệm chi phí, nhưng 3 năm qua lương của cán bộ nhân viên LienVietPostBank cũng đã tăng được thêm khoảng 50%. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất