, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 30/04/2020, 09:56

Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất ở Bắc Cực đã đóng lại

Theo SƠN TRẦN (zing.vn)

Sau khi đột ngột hình thành cách đây 2 tháng, lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận ở Bắc Cực đã nhanh chóng đóng lại.

 

Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực đã đóng lại. Đồ hoạ: Cơ quan Theo dõi Khí tượng Copernicus.
Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực đã đóng lại. Đồ hoạ: Cơ quan Theo dõi Khí tượng Copernicus.

Theo CBS, các nhà khoa học tại Cơ quan Theo dõi Khí tượng Copernicus (CAMS) của EU chịu trách nhiệm theo dõi lỗ hổng tầng ozone "chưa từng có tiền lệ" ở Bắc Cực vừa thông báo rằng nó đã đóng lại vào tuần trước.

Mặc dù nhiều nước trên thế giới đang trong lệnh phong toả và khí thải đã giảm đáng kể, các nhà khoa học cho rằng điều đó không liên quan đến việc lỗ hổng tầng ozone ở Bắc Cực đóng lại

"Thật sự thì Covid-19 và sự phong toả nhiều khả năng không liên quan gì đến điều này. Việc lỗ hổng xuất hiện và đóng lại là do một cơn lốc xoáy vùng cực mạnh và kéo dài bất thường, không liên quan đến sự thay đổi của chất lượng không khí", CAMS đăng trên Twitter hôm 26/4.

Giờ đây khi cơn lốc xoáy vùng cực đã không còn, lỗ thủng tầng ozone cũng đóng lại. CAMS hôm 27/4 cho biết họ không cho rằng điều tương tự sẽ xảy ra vào năm tới.

Theo dữ liệu gần đây của NASA, nồng độ ozone ở Bắc Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 3. Sự sụt giảm "nghiêm trọng" của tầng ozone rõ ràng là không bình thường. Đã 2 lần sự sụt giảm tương tự được ghi nhận ở Bắc Cực vào các năm 1997 và 2011.

"Mặc dù mức độ ozone thấp như vậy là rất hiếm, chúng không phải là chưa từng xảy ra", các nhà nghiên cứu cho biết.

Các hoá chất nhân tạo thuộc nhóm chlorofluorocarbons (thường được sử dụng để làm lạnh) đã phá huỷ tầng ozone trong thế kỷ 20, dẫn tới sự hình thành của lỗ hổng nổi tiếng ở Nam Cực vào những năm 1980.

Các chuyên gia cho rằng "điều kiện khí quyển bất thường" là nguyên nhân của lỗ thủng mới xuất hiện ở Bắc Cực, khi nhiệt độ đóng băng ở trên cao đã kéo các đám mây lại với nhau. Khí thải công nghiệp sẽ phản ứng với những đám mây này để ăn mòn tầng ozone.

"Sự sụt giảm ozone ở Bắc Cực như năm nay diễn ra khoảng một lần mỗi thập kỷ. Nhìn một cách tổng thể thì điều này không tốt cho sức khoẻ của tầng ozone, vì nồng độ ozone ở Bắc Cực thường cao vào tháng 3 và tháng 4", ông Paul Newman, nhà nghiên cứu trưởng về khoa học Trái Đất tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, bang Maryland, nhận định.

Hồi đầu tháng này, các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực có kích thước lớn gấp 3 lần đảo Greenland. Họ cũng dự đoán rằng lỗ thủng sẽ tự lành lại sau khi nhiệt độ ở vùng cực tăng lên, khiến cơn lốc xoáy biến mất.

Sau khi Nghị định thư Montreal được ký năm 1987, 197 quốc gia trên thế giới đã đồng ý loại bỏ các chất CFCs để bảo vệ tầng ozone, và điều này góp phần làm giảm kích thước lỗ hổng ở Nam Cực. Tuy nhiên, một số nghiên cứu năm ngoái cho thấy một số lượng khí CFC-11 được thải trái phép ra môi trường có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Theo SƠN TRẦN (zing.vn)

Bình luận

Xem nhiều





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.
Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất