, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 11/11/2022, 04:54

Loại gạo “đinh sắt” xưa bị vứt bỏ, nay chỉ đại gia mới dám ăn

HƯƠNG NGUYỄN
(Theo baijiahao)
Hình dáng của loại gạo này thon dài và có màu sẫm như cây đinh, khác hẳn so với những loại gạo thường thấy trong bữa cơm của người Việt.

Nếu nghĩ rằng những hạt thuôn dài màu đen này là hạt hướng dương hay chiếc đinh sắt thì bạn đã nhầm to. Đây là một loại gạo đặc biệt xuất hiện ở vùng đông bắc Trung Quốc. Chúng có hình dạng đặc biệt, chủ yếu được xuất khẩu và chỉ có số ít được bán trong nước nên giá thành rất cao, chỉ các đại gia mới sẵn sàng chi tiền để thưởng thức. Được biết, giá bán của chúng lên tới 400 NDT/kg, tương đương 1,36 triệu đồng/kg.

Loại gạo lạ này được biết đến với tên gọi “cô mễ”. Nó đã xuất hiện ở xứ Trung Hoa từ rất lâu, thậm chí trong nhiều bài thơ cổ cũng có ghi chép về nó. Có thể thấy, đây là 1 trong những lương thực quan trọng ở Trung Quốc cổ đại, nhưng đến bây giờ thì rất khó để bắt gặp mặt hàng này trên thị trường. 

Được biết, cô mễ còn có tên gọi khác là điêu qua, điêu hồ, cô lương, an hồ. Chúng có giá trị cao trong ngành thực phẩm, chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, xưa kia thường được dùng để dâng lên vua chúa.

Dù hình dạng kém đẹp, đen đúa xấu xí nhưng loại gạo này có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp nhiều lần gạo thông thường. Tuy nhiên, sản lượng của loại gạo này đang giảm dần do nhiều nông dân từ bỏ việc trồng chúng. Nguyên nhân là do mùa hoa của cô mễ quá dài, lên tới 10 - 12 tháng. Bên cạnh đó, môi trường sống ưa thích của chúng là các đầm nước, khe suối, gây bất tiện cho việc thu hoạch, chủ yếu chỉ có thể gặt hái theo cách thủ công chứ không thể dùng máy gặt như lúa thông thường. Lúc thu hoạch, hạt cô mễ còn rất dễ bị rơi rụng.

Thêm một điểm trừ nữa là cô mễ có tính hàn, không thích hợp để sử dụng trong thời gian dài. Dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời có giá trị y dược nhất định nhưng chúng lại có tính hàn, không thích hợp để dùng như thực phẩm chính trong các bữa ăn hàng ngày một cách thường xuyên. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm




Được phát động vào năm 2013, dự án Con đường tơ lụa mới bao gồm khía cạnh nông nghiệp cho phép đẩy nhanh chiến lược an ninh lương thực của Trung Quốc.


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất