, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 07/11/2022, 18:53

Loại nấm quý hiếm bậc nhất thế giới nhưng từng là thức ăn cho heo ở TQ

NHẬT DƯƠNG
(Theo Kknews)
Nấm cục được con người ăn trong suốt hàng nghìn năm, luôn được đồn đại là ẩn chứa một sức mạnh bí ẩn nào đó.

Lịch sử nấm cục

Những ghi chép sớm nhất về việc con người tiêu thụ nấm cục có thể bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 20 trước Công nguyên. Dấu vết của nấm cục đã được tìm thấy trong ghi chép của Vương triều Ur về thói quen ăn uống của kẻ thù của họ, người Amorit.

Cho tới thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ 14, nấm cục mới xuất hiện trở lại trên bàn ăn của Hoàng gia châu Âu.

Đến thế kỷ 17, châu Âu khám phá ra những giá trị của thực phẩm tự nhiên, từ đó đã từ bỏ nhiều loại gia vị đậm đà có nguồn gốc từ phương Đông, bắt đầu tôn trọng hương vị nguyên bản của nấm cục.

Người Pháp mê nấm cục nhất, thậm chí có câu: “Nấm cục đắt đến mức chỉ xuất hiện trên bàn tiệc của giới quý tộc chỉ để thu hút phụ nữ”. 

Từ trước đến nay, nấm cục, trứng cá muối và gan ngỗng được mệnh danh là “3 món ngon của thế giới”, đó đều là những nguyên liệu chất lượng hàng đầu nổi tiếng thế giới, được các đầu bếp lớn tại các khách sạn và nhà hàng cao cấp trên thế giới đánh giá cao.

Ở các nước châu Âu, người ta thích dùng heo nái để tìm nấm cục đen. Vì mùi của nấm cục đen sau khi trưởng thành có mùi giống nội tiết tố của heo đực nên thu hút heo nái.

Heo nái có thể dễ dàng tìm thấy nấm cục cách sâu dưới lòng đất 6m. Nhiều con heo ăn nấm cục trong quá trình tìm kiếm nên số nấm còn lại càng quý hơn.

Nấm cục ở Trung Quốc bị đánh giá thấp

Nấm cục đen vốn phổ biến ở châu Âu nhưng lại không được người dân địa phương ở Vân Nam và Tứ Xuyên,Trung Quốc ưa chuộng.

Người dân nơi đây cho rằng nấm cục có mùi kỳ dị, kém ngon, thường để cho heo ăn thoải mái. Người dân còn gọi đây là “nấm vòm lợn”, cũng giống như rau khoai lang, nấm cục từng làm thức ăn cho heo.

Việc buôn bán nấm cục ở Trung Quốc chỉ mới phát triển trong 10 năm trở lại đây. Do chất lượng cao, giá thành rẻ, nấm cục Trung Quốc nhanh chóng được thị trường châu Âu ưa chuộng, đe dọa trực tiếp đến ngành kinh doanh nấm cục địa phương ở châu Âu.

Theo thời gian, nấm cục Trung Quốc chiếm hơn một nửa thị trường châu Âu về chất lượng. Do sự đa dạng của khí hậu khu vực, các khu vực sản xuất nấm cục của Trung Quốc có mùa nấm cục dài nhất thế giới. Năm ngoái, chỉ riêng tỉnh Vân Nam đã xuất khẩu 50 tấn nấm cục.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Thnam Chmay diễn ra từ 13-16/4.
Được quan tâm


So với thời điểm cuối năm 2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm giảm gần 75 USD/tấn (tương đương gần 1,9 triệu đồng/tấn), gạo 25% tấm giảm tới 84 USD/tấn.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất