, //, :: GTM+7

Long An đổi thay nhờ những tấm lòng

SONG THÙY
Hàng ngàn căn nhà, hàng trăm cây cầu, hàng chục ngôi trường... tại tỉnh Long An đã được xây dựng từ tấm lòng thơm thảo của nhiều người.
Công trình Nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Viết được khánh thành vào năm 2019.
Công trình Nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Viết được khánh thành vào năm 2019.

Lá lành đùm lá rách

Dự kiến, đến hết quý I năm 2021, công trình trường THPT Thiên Hộ Dương tại khu phố 5 thuộc phường 2 thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Ngôi trường có tổng kinh phí đầu tư 130,9 tỷ đồng này là công trình do nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc xây dựng (Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tài trợ 90 tỷ đồng, ngân sách địa phương đầu tư 40,9 tỷ đồng). Trong tương lai, đây sẽ là một trong những ngôi trường chất lượng cao của tỉnh Long An, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao cho địa phương.

Về xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) hôm nay, những cây cầu tạm trên tuyến đường cặp kênh 504 đã được thay thế bằng những cây cầu bê-tông sạch đẹp, vững chắc. Đó là thành quả đóng góp của các doanh nghiệp dưới sự vận động của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ban tổ chức Chương trình Cầu nông thôn - Tạp chí Nông thôn Việt.

Nói về hiệu quả của những cây cầu, ông Trần Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng, cho biết: “Cầu mới khang trang đã góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn tại địa phương, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân”.

Không chỉ ở Vĩnh Hưng, những cây cầu tương tự còn được dựng lên ở đều khắp các huyện Tân Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ, Thạnh Hóa, thị xã Kiến Tường… từ sự vận động của Chương trình Cầu nông thôn của Tạp chí Nông thôn Việt.

Không chỉ vận động xây dựng cầu giao thông nông thôn, nhiều tấm lòng thơm thảo khắp nơi cũng đã đóng góp, hỗ trợ cho Long An trong việc sửa nhà, xây nhà mới cho những gia đình khó khăn tại địa phương. Gia đình bà Nguyễn Thị Trang (ấp 2, xã Hướng Thọ Phú, TP Tân An) Tết này sẽ đón một cái Tết thật vui vì ngôi nhà xuống cấp nhiều năm nay đã được địa phương hỗ trợ xây mới. “Có được ngôi nhà kiên cố, vợ chồng tôi mừng lắm” - bà Trang xúc động chia sẻ. Niềm vui của gia đình bà cũng là niềm vui của không ít hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ xây nhà trên địa bàn tỉnh Long An thời gian qua.

Bằng cách khuyến khích, huy động nguồn lực đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, Long An đã xã hội hóa đầu tư trên nhiều lĩnh vực, nhờ đó, công tác an sinh xã hội có điều kiện thực hiện, góp phần giảm nghèo bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái

Từ xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, hạ tầng kỹ thuật còn nghèo nàn, đời sống đại bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, những năm qua, tỉnh Long An đã bứt phá đi lên với nhiều thành tựu vượt bậc, đời sống người dân được nâng cao, diện mạo tỉnh từ vùng biên giới, nông thôn đến thành thị ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại. Nhìn lại hành trình phát triển của tỉnh Long An, ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho rằng: “Để có được những bước tiến đó, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An; sự quan tâm của Trung ương; phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân”.

Hàng trăm công trình cầu/cống do các nhà hảo tâm tài trợ kinh phí xây dựng đã được đưa vào sử dụng.
Hàng trăm công trình cầu/cống do các nhà hảo tâm tài trợ kinh phí xây dựng đã được đưa vào sử dụng.

Ngày nay, về Long An, có thể thấy hệ thống cầu đường giao thông nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này, bên cạnh định hướng đúng đắn trong việc phát triển hạ tầng đồng bộ để thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân của chính quyền địa phương, còn phải kể đến sự đóng góp của nguồn lực xã hội mà cụ thể là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Từ lễ phát động Chương trình Cầu nông thôn do Ban Biên tập Tạp chí Nông thôn Việt khởi xướng vào tháng 10/2016 tại xã Mỹ Thạnh Đông (huyện Đức Huệ), đến nay, nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng tham gia tài trợ kinh phí xây dựng hàng trăm công trình cầu, cống trên khắp địa bàn các huyện biên giới thuộc tỉnh Long An.

Ngoài việc đồng hành cùng Chương trình Cầu nông thôn, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn vận động các mạnh thường quân trao tặng hàng ngàn con bò giống cho hộ nghèo; xây dựng, sửa chữa hàng trăm căn nhà tình nghĩa; tôn tạo nhiều công trình, di tích lịch sử; đầu tư xây dựng trường học; tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ xe cứu thương, tổ chức khám, chữa bệnh cho người nghèo… Tổng giá trị các hạng mục hỗ trợ đã lên đến con số trên 620 tỷ đồng, một con số không nhỏ đối với địa phương còn nhiều khó khăn như Long An. Ước tính, nếu chỉ dựa vào ngân sách địa phương thì phải mất trên 10 năm mới có thể thực hiện được các công trình an sinh xã hội như Long An đã thực hiện được trong thời gian qua nhờ xã hội hóa.

Năm 2020, nhằm chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tỉnh Long An đã triển khai thực hiện Chương trình xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa cho gia đình người có công với cách mạng, đối tượng thờ cúng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo.

Qua 6 tháng triển khai, tỉnh đã xây dựng, sửa chữa được 1.860 căn nhà với tổng số tiền gần 80 tỷ đồng; trong đó, xây dựng và sửa chữa 633 căn nhà tình nghĩa, 237 căn nhà thờ cúng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; xây mới 990 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phần lớn kinh phí do các doanh nghiệp và nhà hảo tâm đóng góp.

Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết: “Đây là Chương trình hỗ trợ nhà ở được triển khai nhanh nhất với sự đóng góp kinh phí kịp thời của doanh nghiệp, nhà hảo tâm, góp phần đáp ứng mong đợi của các hộ gia đình tại địa phương”.

Hướng đến phát triển bền vững

Những công trình xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Long An đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp cải thiện cuộc sống của người dân tại địa phương. Bên cạnh đó, đây còn là động lực rất lớn để địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Sự đóng góp của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí cốt lõi nhất, khó khăn nhất của Chương trình xây dựng Nông thôn mới, đó là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để người dân vươn lên làm kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo…

Trao bò giống cho hộ nghèo.
Trao bò giống cho hộ nghèo.

Tính đến nay, Long An đã có 94/161 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, đạt 58% và vượt 50% so với mục tiêu của Trung ương và Hội đồng Nhân dân tỉnh giao. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, cấp huyện có huyện Châu Thành được công nhận là huyện Nông thôn mới và TP Tân An được công nhận hoàn thành nhiệm vụ Nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,16%, hộ cận nghèo giảm còn 2,55%.

Với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân cùng sự đồng hành của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, thời gian tới chắc chắn Long An sẽ ngày càng hoàn thiện hệ thống hạ tầng tại địa phương, công tác an sinh xã hội sẽ có điều kiện tổ chức tốt hơn, bộ mặt nông thôn sẽ có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại…

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất