, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 18/10/2021, 15:44

Lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang châu Âu

MẠNH LUÂN
(baoquocte.vn)
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ). Trong bối cảnh dịch Covid-19, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thương mại toàn cầu, các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp bị hủy bỏ, thì thị trường EU với việc kiểm soát tốt dịch Covid- 19, đã tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là xuất khẩu nông sản.
Ảnh minh họa.

Ngoài cung ứng cho thị trường nội địa, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện đã có mặt hơn 180 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU… Đáng chú ý, có 9 nhóm sản phẩm nông nghiệp, luôn giữ vị trí cao trong “top” kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm, đặc biệt trong đó có tôm, rau quả, hạt điều, gạo, là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 3 tỷ USD/năm.

Trong những tháng vừa qua, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, đã khiến đứt gãy nguồn cung cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều thị trường xuất khẩu của nông sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Riêng với thị trường EU, nông sản của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này luôn tăng ở mức cao như: Đức 458 triệu USD, Hà Lan 363 triệu USD… trong 8 tháng đầu năm 2021 (mức này tăng cao hơn so cũng kỳ năm 2020).

Năm 2021 được coi dấu mốc quan trọng của hàng nông sản Việt Nam khi các loại trái cây như vải, nhãn tươi, được xuất khẩu trực tiếp sang một số nước EU bởi các doanh nghiệp Việt Nam sau khi được hỗ trợ kết nối, giới thiệu với các công ty nhập khẩu. Việc phân phối quả vải tươi không chỉ trong hệ thống cửa hàng, siêu thị châu Á mà đã chính thức thâm nhập vào các chuỗi siêu thị thực phẩm tại EU.

Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường EU trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, cũng như tăng cường các hoạt động thương mại và tìm kiếm cơ hội, đối tác tiềm năng, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) vừa phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Hội thảo về vấn đề này.

Bà Võ Thị Ngọc Diệp – Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan lưu ý: Các doanh nghiệp muốn tìm kiếm thông tin thị trường thì thông qua thương vụ các nước tại EU, các thông tin này đăng tải trên trang web của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó còn có trang web quy định chính sách của EU đối với từng nhóm, ngành hàng cụ thể, đăng tải trên trang web của EU.

"Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp Việt kiều vì họ hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng EU cũng có công rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp Việt đưa hàng vào các kênh phân phối", bà Diệp lưu ý.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất