, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 10/08/2018, 10:54

Mắc ca - Bài học từ Trung Quốc

Trung Quốc là nước triển khai phát triển cây mắc ca trước Việt Nam khá lâu và hiện nay đang có tham vọng trở thành nhà sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới. Tìm hiểu hành trình của người bạn láng giềng này cũng là cơ hội để Việt Nam rút ra những bài học kinh nghiệm cho chiến lược phát triển mắc ca tại nước mình.

Trồng mắc ca trên những đồi dốc mang lại hiệu quả cao

Năm 1981, mắc ca bắt đầu được trồng tại Viện Nghiên cứu á nhiệt đới Trường Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đến năm 1995, với nguồn giống từ Quảng Đông và Quảng Tây, mắc ca bắt đầu được trồng tại Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Do chọn được đất phù hợp nên cây sinh trưởng tốt. Năm 1997, đã xác định được 4,6 triệu ha đất trồng phù hợp tại Vân Nam cho cây mắc ca, chủ yếu ở khu vực phía Tây của tỉnh.

Mắc ca của Công ty TNHH Trung Úc (Trung Quốc) được trồng tại Giang Thành, Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Doãn Giang.
Mắc ca của Công ty TNHH Trung Úc (Trung Quốc) được trồng tại Giang Thành, Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Doãn Giang.

Đến nay, tỉnh Vân Nam là địa phương có diện tích trồng mắc ca lớn nhất Trung Quốc với diện tích khoảng 170.000 ha, chiếm hơn 70% tổng số mắc ca trồng ở nước này. Tổng sản lượng mắc ca trong 2 năm gần đây đạt 16.000 tấn/năm. Trung Quốc có kế hoạch nâng tổng số cây mắc ca tại Vân Nam lên 2 triệu cây mỗi năm cho tới năm 2020. Dự tính, sau 15 năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ đạt sản lượng mắc ca bằng với Úc hoặc Nam Phi - những nước sản xuất mắc ca lớn nhất hiện nay.

Yếu tố địa hình là thách thức lớn nhất trong việc phát triển mắc ca tại Vân Nam. Tại đây, cây mắc ca được trồng chủ yếu trên những khu đồi dốc, có chỗ độ đốc lên đến 40 – 50 độ. Vùng trồng mắc ca của Công ty phát triển khoa học nông nghiệp Trung Úc thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rộng 1.600ha phủ xanh những quả đồi trọc. Người dân đã cải tạo những khu đồi dốc thành các đường đồng mức để thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc mắc ca. Đây là nơi thuộc vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện. Những quả đồi hoang, cằn cỗi đã được quy hoạch bài bản, mỗi hộ dân được giao chăm sóc khoảng 2.000 – 2.500 cây. Vụ thu hoạch năm 2017, Công ty Trung Úc đã thu được 100 tấn quả bói. Ngoài ra, công ty còn xây dựng nhà máy chế biến với công suất lớn, có thể chế biến được 3.000 tấn hạt/năm.

Tại làng Thanh Hà, thuộc khu tự trị Thanh Mao – Phổ Nhĩ, huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách Lai Châu (Việt Nam) khoảng 100 km về phía Nam, cây mắc ca được trồng xen với cây cà phê và cây chè trên những khu đồi dốc. Nơi đây tập trung chủ yếu là bà con dân tộc La Hủ và Hà Nhì sinh sống.

Ngày trước, người dân chỉ trồng cà phê và chè, từ năm 2010, cây mắc ca được đưa vào trồng xen và đang chiếm dần ưu thế vì mang lại giá trị kinh tế cao. Ở mô hình này, bà con làm theo hình thức liên kết với hợp tác xã với 1.000 hộ nông dân tham gia. Người nông dân có đất, có công lao động. Hợp tác xã cung cấp giống, vật tư, chuyển giao khoa học, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây. Khi có sản phẩm, hợp tác xã sẽ thu mua toàn bộ và trừ đi các khoản chi phí đã ứng trước. Với cách làm này, người nông dân hoàn toàn yên tâm bởi không phải bỏ vốn đầu tư, có việc làm thường xuyên lại có thu nhập cao và ổn định. Hiện tại năng suất mắc ca ở đây đạt khá cao, khoảng từ 10 – 12 tấn quả xanh/ha.

Chính phủ ủng hộ, người dân đồng tình

Xác định mắc ca là cây trồng tiềm năng, việc phát triển cây mắc ca tại tỉnh Vân Nam nói riêng và Trung Quốc nói chung đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ. Tại các tỉnh có trồng mắc ca đều đã thành lập Hiệp hội, phía dưới là các công ty. Cây mắc ca được trồng tại những vùng sâu, vùng xa đã giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân tộc người thiểu số, giúp họ có được nguồn thu nhập ổn định hơn, cải thiện cuộc sống tốt hơn. Chính vì vậy, việc phát triển cây mắc ca tại Vân Nam được đông đảo người dân ủng hộ.

Viện Cây trồng nhiệt đới tỉnh Vân Nam đã có chương trình phát triển mắc ca từ năm 1993. Hiện nay, Viện đã có 20 nghiên cứu viên chuyên sâu về mắc ca. Họ đang tìm cách tạo ra giống mắc ca cho quả vỏ mỏng, gọi là quả vỏ giấy, có thể tách lấy hạt bằng tay, đồng thời tăng lượng chất béo không bão hòa trong quả hạt mắc ca. Hiện nay, tất cả mắc ca sản xuất tại Trung Quốc đều được tiêu thụ trong nước. Trung Quốc có thị trường lớn nên không lo về việc tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Vân Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá tương đồng với tỉnh Lai Châu và Điện Biên của Việt Nam. Vì vậy, mô hình trồng mắc ca ở Vân Nam sẽ là những bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam khi phát triển cây trồng này tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Phát triển mắc ca tại Tây Bắc của Việt Nam sẽ là khu vực ngay cạnh vựa mắc ca lớn nhất Trung Quốc là tỉnh Vân Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, khảo sát thực tế. Với những kết quả thực tế trong việc sản xuất mắc ca ở Vân Nam, có thể tin tưởng rằng việc triển khai trồng mắc ca ở Tây Bắc của Việt Nam sẽ khả thi và thành công

Đặng Dung

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất