, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 10/10/2022, 06:10

Malaysia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thịt gà từ 11/10

LÊ KIÊN
(Tổng hợp)
Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) hôm 9/10 cho biết, Malaysia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với thịt gà từ ngày 11/10.
Malaysia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thịt gà từ ngày 11/10. Hình ành là một trang trại gia cầm ở Temerloh thuộc bang Pahang của Malaysia vào ngày 31 tháng 5 năm 2022. (Ảnh: AFP / Mohd Rasfan)

Trả lời các câu hỏi của kênh truyền hình CNA, cơ quan SFA cho biết, họ đã nhận được "thông báo chính thức" từ Cục Thú y Malaysia về việc sẽ dỡ bỏ lệnh cấm. “Chúng tôi hoan nghênh việc nhập khẩu thịt gà trở lại và đang nỗ lực làm rõ các thông tin chi tiết.” – SFA cho biết. 

Chính phủ Malaysia trước đó đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu 3,6 triệu con gà từ ngày 1/6 với nỗ lực giải quyết các vấn đề về nguồn cung và giá cả đối với thịt gà ở nước này.

Lệnh cấm được thực hiện sau khi có nhiều khiếu nại về tình trạng thiếu nguồn cung và giá thịt gà tăng, cùng với đó là một số thương nhân bán gia cầm trên mức giá trần để bù đắp cho các chi phí.

Giải thích về các biện pháp hạn chế xuất khẩu, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, ưu tiên của chính phủ là người dân của họ trước tiên và các nhà chức trách sẽ điều tra các cáo buộc về việc định giá các-ten (Các-ten là một thỏa thuận giữa các công ty cạnh tranh để kiểm soát giá hoặc loại trừ các sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh mới trong thị trường. – PV).

Malaysia là nước xuất khẩu thịt gà đứng thứ 49 trên thế giới, việc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu thịt gà đã khiến cho các nước phụ thuộc nhập khẩu thịt gà như Singapore lâm vào tình thế lao đao. (Ảnh: Strait Times/Bernama)

Lấp khoảng thiếu hụt nguồn cung thịt gà 

Theo nền tảng dữ liệu Observatory of Economic Complexity, năm 2020, Malaysia xuất khẩu thịt gia cầm với tổng trị giá 18,9 triệu USD, trở thành quốc gia xuất khẩu gia cầm lớn thứ 49 trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chính của Malaysia là các nước như: Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông và Brunei.

Singapore nhập khẩu khoảng 34% nguồn cung thịt gà từ Malaysia, hầu hết đều được đưa về dưới dạng gà sống, sau đó được giết mổ và ướp lạnh tại cơ sở.

Để lấp đầy khoảng thiếu hụt nguồn thịt gà trong bối cảnh Malaysia cấm xuất khẩu, Singapore đã tăng cường nhập khẩu thêm nguồn thịt gà từ Thái Lan và Indonesia.

Lệnh cấm của Malaysia đã được dỡ bỏ một phần vào giữa tháng 6 để cho phép các nhà nhập khẩu gia cầm ở Singapore có thể tiếp tục nhập khẩu gà đen và gà Kampong sống.

Vào tháng 8, Bộ trưởng Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Malaysia Ronald Kiandee cho biết, sau một thời gian gián đoạn nguồn cung thịt gà tại nước này, tình hình đã ổn định trở lại thông qua các biện pháp của chính phủ. Ông Kiandee cho biết thêm, Malaysia đang trong tình trạng cung vượt cầu và hiện có thể xuất khẩu gà sang các nước khác. 

Annuar Musa - Chủ tịch lực lượng đặc nhiệm chống lạm phát của Malaysia sau cho biết, một số trang trại ở Malaysia nuôi gà đặc biệt để xuất khẩu và có thể tiếp tục xuất khẩu vào tháng 10 sau khi Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm chấp thuận.

“Chỉ một số trang trại được chỉ định để sản xuất gà mới có thể bắt đầu chăn nuôi cho mục đích xuất khẩu. Tuy nhiên họ không thể tăng hoặc giảm sản lượng hiện có đã được cho phép.” - ông Annuar nói.

Món cơm gà của Singapore được xem là món ăn “quốc hồn quốc túy”, tuy nhiên do lệnh cấm xuất khẩu thịt gà từ Malaysia, Singapore đã phải tìm kiếm nguồn cung khác như Thái Lan hay Indonesia. (Ảnh: Today)

Đa dạng hóa nguồn cung 

Vì Singapore sẽ tiếp tục đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm của mình theo thời gian do các yếu tố khách quan, SFA cho biết họ sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm nguồn cung thịt gà đồng thời làm việc với các ngành để đa dạng hóa nguồn cung.

"Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp xem xét lại các kế hoạch kinh doanh liên tục của mình và đa dạng hóa hơn nữa. Điều này sẽ giúp ngành công nghiệp phát triển rộng hơn và giảm thiểu được rủi ro gián đoạn nguồn cung. Các hộ gia đình và cá nhân cũng có thể đóng góp vào khả năng phục hồi thực phẩm của Singapore bằng cách linh hoạt với các lựa chọn thực phẩm và thành phần thực phẩm. Họ cũng có thể chuyển sang các sản phẩm hoặc nguồn thay thế khi cần thiết." – ASF cho biết. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất