, //, :: GTM+7

Mặt bằng lãi suất sẽ giảm

THS TRẦN TRỌNG TRIẾT
Năm 2021 đã khép lại với nhiều khó khăn thử thách cho nền kinh tế. Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tạo nền tảng cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thông tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2022, NHNN sẽ điều hành linh hoạt các giải pháp lãi suất, tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Ảnh minh họa.

Lãi suất thấp kỷ lục

Nhìn lại năm 2021, trước tác động của đại dịch Covid-19, đã có một khoảng thời gian hầu hết các ngân hàng trong trạng thái “ngủ đông” không dám cho vay mới, chủ yếu cơ cấu, đánh giá lại các khoản nợ. Sau đó, NHNN đã ban hành các Thông tư cho phép ngân hàng tái cơ cấu các khoản nợ do tác động bởi dịch bệnh Covid-19; cùng với đó là yêu cầu các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Nhờ vậy, lãi suất ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng khoảng 15 năm trở lại đây.

Sau ba lần điều chỉnh giảm trong năm 2020 với tổng mức giảm 1,5% - 2%/năm, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021: lãi suất tái cấp vốn là 4%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 2,5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là 5,0%/năm. NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay. Hiện nay, lãi suất cho vay bằng VND bình quân của tổ chức tín dụng giảm 0,77%/năm so với tháng 12/2020.

Tuy nhiên, lãi suất thấp lại dẫn tới nhiều lo ngại trên thị trường về việc lợi nhuận ngân hàng có thể bị ảnh hưởng do hệ số NIM giảm. Để cân đối lợi nhuận và có nguồn dự phòng rủi ro, hầu hết các ngân hàng vừa giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, nhưng cũng duy trì lãi suất huy động ở mức thấp do tình trạng thanh khoản dồi dào, ngân hàng dôi dư nhiều vốn để cho vay. 

Theo tính toán của NHNN, lãi suất cho vay trên toàn thị trường đã giảm 1,6% trong năm 2021, tính cả năm 2020 thì khoảng 2%.

Lãi suất huy động ở hầu hết các ngân hàng giảm về mức thấp nhất nhiều năm, với kỳ hạn ngắn chỉ khoảng 4% - cao hơn lạm phát khoảng 1,85%, lãi suất trung, dài hạn khoảng 5% - 7%. Dư địa của chính sách tiền tệ còn rất hẹp. Hệ thống ngân hàng huy động vốn của nền kinh tế rồi cho vay lại nền kinh tế, cho nên việc điều chỉnh giảm lãi suất cũng chỉ giảm đến mức còn đủ thu hút được người gửi tiền. Trong điều hành lãi suất, NHNN sẽ cân đối trong mối tương quan với lạm phát, tương quan với lợi ích của người gửi tiền.

Như vậy, có thể thấy rằng, về cơ bản, lãi suất huy động đã chạm đáy. Và kỳ vọng giảm lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay rất khó để tiếp tục xảy ra.

Năm 2022 tiếp tục điều hành lãi suất chủ động linh hoạt

Lạm phát đang trở thành mối lo ngại trên toàn cầu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn nên nguy cơ nhập khẩu lạm phát rất cao. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trên thế giới tăng cộng áp lực lạm phát lớn, chính sách tiền tệ đứng trước nhiều áp lực.

Mặc dù vậy, trước tác động của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp và người dân vẫn mong lãi suất cho vay giảm thêm nữa. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2022 là tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng, phấn đấu tiếp tục giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay, hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, phấn đấu tiếp tục giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.

Đồng thời, ngành ngân hàng cần triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn. Cần đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng, góp phần giảm nạn tín dụng “đen” và tội phạm về cho vay qua các ứng dụng công nghệ, kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán... Trong đó, kiểm soát chặt việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ đã thiết kế gói hỗ trợ lãi suất ngân hàng với quy mô khoảng 30.000 tỷ đồng. Đây có thể là một hy vọng mới cho lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2022.

Tuy nhiên, ngành ngân hàng cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 sau khi được phê duyệt. Trong đó, chú trọng thực hiện đồng thời cả 2 nhiệm vụ: một là tạo điều kiện cho các ngân hàng có tiềm năng phát triển trở thành các ngân hàng ngang tầm khu vực; hai là có giải pháp củng cố, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các ngân hàng yếu kém, đặc biệt là các ngân hàng đang bị giám sát tăng cường và kiểm soát đặc biệt.

Tags

Bình luận


user-avt

Trâm Anh

19:03, 06/03/2022

Bài viết dự báo lãi suất cho vay không tăng cao năm 2022 quá phù hợp..

Xem thêm bình luận
Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất