, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 04/12/2017, 16:05

Mê mẩn ngôi nhà làm từ tôn, gỗ, cói ở An Giang

UYÊN LINH

Ngôi nhà nhỏ nằm nép mình trong một khu dân cư thuộc ngoại ô thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Không hề tốn một viên gạch để ngăn phòng, cũng không cần sàn nhà bằng bê tông kiên cố nhưng ngôi nhà 3 tầng vẫn mang đến một không gian vô cùng tiện nghi, hiện đại và đặc biệt tràn ngập màu xanh của cỏ cây, hoa lá.

Vật liệu chính của công trình nhà ở đặc biệt này sử dụng chủ yếu những vật liệu giá rẻ như tôm, gỗ, cói... Toàn bộ không gian được thiết kế mở tạo vẻ rộng thoáng, thân thiện, gần gũi cho các thành viên sống trong nhà.

Nội thất độc mộc, cổ xưa hài hòa với bối cảnh mộc mạc; những khoảng đệm không gian được sắp xếp bao xung quanh phòng khách được tạo nên bởi hệ thống dầm xà bằng gỗ.
Nội thất độc mộc, cổ xưa hài hòa với bối cảnh mộc mạc; những khoảng đệm không gian được sắp xếp bao xung quanh phòng khách được tạo nên bởi hệ thống dầm xà bằng gỗ.

Điểm ấn tượng nhất trong ngôi nhà này đó nhà những khu vườn nhỏ được bố trí đan xen nhau tạo nên những khoảng không gian xanh mát, mang thiên nhiên đến gần hơn với con người. Với thiết kế lạ mắt này ngôi nhà đã được tờ tạp chí kiến trúc nổi tiếng thế giới Archdaily hết lời ca ngợi và giới thiệu tới đông đảo độc giả trên thế giới.

Ngôi nhà do KTS người Nhật, Shunri Nishizawa, là người từng có nhiều kinh nghiệm làm nhà ở Việt Nam, thiết kế. Đây là công trình có mức đầu tư thấp hơn hẳn so với các nhà anh đã làm. Khách hàng của KTS Shunri Nishizawa, cũng là chủ nhân của căn nhà là ba gia đình họ hàng. Mục tiêu ban đầu là muốn xây dựng lại nơi ở mới khang trang hơn trên mảnh đất 180m².

Toàn bộ khu vực bếp, bàn ăn và một vườn nước được đặt bên dưới không gian tầng một.
Toàn bộ khu vực bếp, bàn ăn và một vườn nước được đặt bên dưới không gian tầng một.

Khoản ngân sách khá hạn hẹp dẫn tới sự hạn chế về giải pháp kiến trúc và vật liệu. Thật không ai ngờ đây chính là khởi đầu khiến KTS Nishizawa cùng các đồng nghiệp Nguyễn Đỗ Hồng Quân, Lương Thanh Tùng (nishizawaarchitects) thiết kế nên một ngôi nhà-vườn hòa nhập làm một, tràn ngập ánh sáng, cây xanh và tuyệt đẹp mang dáng dấp văn hóa bản địa đậm đặc. 

Công việc đầu tiên của Shunri Nishizawa và nhóm thiết kế khi bắt đầu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu đặc điểm kiến trúc của vùng An Giang. Họ nhận thấy có 3 đặc điểm chính tạo nên nét đặc trưng trong kiến trúc của Châu Đốc đó là kiểu nhà nổi trên sông, kiểu nhà bên bờ sông với mặt chính hướng ra đường và kiểu nhà sàn chiếm ưu thế được làm chủ yếu từ bê tông, gỗ và tôn.

Những nét đặc trưng trong kiến trúc nhà ở tại Châu Đốc qua nghiên cứu của
Những nét đặc trưng trong kiến trúc nhà ở tại Châu Đốc qua nghiên cứu của KTS Nishizawa 

Giữ nguyên ý tưởng về một ngôi nhà sàn. Thay vì sử dụng phần không gian dưới sàn nhà làm nơi chăn thả gia súc, gia cầm như nhiều ngôi nhà khác từng làm, Châu Đốc House được thiết kế tinh gọn với những khoảng không gian dành cho hoạt động sống của con người. 

Được chia thành ba tầng chính với những khoảng đệm không gian thiết kế lệch, ngôi nhà sở hữu những khối không gian chức năng hiệu quả, khác biệt với cách phân chia truyền thống. Ngay từ lối cửa chính hướng mặt đường đi vào, một chiếc cầu thang gỗ nhỏ dẫn lối lên tầng hai, một lối cầu thang bằng bê tông dẫn xuống tầng một. Đây cũng là phần không gian thấp hơn so với mặt đường. 

Tầng hai được thiết kế là nơi tiếp khách với không gian như “lơ lửng” giữa trời.
Tầng hai được thiết kế là nơi tiếp khách với không gian như “lơ lửng” giữa trời.

Ngôi nhà có 3 tầng với tổng diện tích sử dụng là 340m². Tầng một là nơi ở của gia đình 4 người; tầng 2 có gia đình 2 người và một người độc thân sinh sống. Tầng 3 là phòng thờ.

Toàn bộ khu vực bếp, bàn ăn và một vườn nước được đặt bên dưới không gian tầng một. Vách tường cứng được loại bỏ trong công trình Châu Đốc House thay vào đó là những khoảng đệm kết nối các không gian chức năng vào thành một mối. 

Các khoảng xanh được tận dụng tối đa trong khu nhà.
Các khoảng xanh được tận dụng tối đa trong khu nhà.

Tầng hai tiếp đón gia chủ bằng một không gian sinh hoạt chung. Đó cũng là phòng khách của gia đình. Nơi mà những món đồ nội thất độc mộc, cổ xưa được trưng bày hài hòa với bối cảnh mộc mạc xung quanh. Những khoảng đệm không gian được sắp xếp bao xung quanh phòng khách được tạo nên bởi hệ thống dầm xà bằng gỗ. Tầng ba tiếp tục là khoảng không gian chung với ban thờ. Một chiếc bàn nước để sắp lễ và cũng là để con cháu ngồi chuyện trò được đặt ngay ngắn bên dưới. 

Ở các mặt hướng ra phía bên ngoài của ngôi nhà từ tầng 1 lên tầng 3 đều được thiết kế theo kiểu cửa lật.
Ở các mặt hướng ra phía bên ngoài của ngôi nhà từ tầng 1 lên tầng 3 đều được thiết kế theo kiểu cửa lật đón sáng, đưa nắng và gió vào từng không gian sống.

Với hai mùa mưa nắng rõ rệt, Châu Đốc có 4-5 tháng mùa mưa và nhiều hơn những mùa nắng. Cái nắng nóng của Châu Đốc nóng bỏng và mãnh liệt. Với vật liệu chính cho công trình là tôn, ngôi nhà sẽ bị nóng bức, ngột ngạt. Thế nhưng, những tính toán khéo léo khi sử dụng phương pháp thiết kế lệch tầng, bỏ vách ngăn cứng phân chia không gian và sử dụng mái tôn theo hình cánh bướm với các độ cao khác nhau đã tạo ra hiệu quả tản nhiệt rõ rệt.

Kiến trúc nhà gỗ An Giang nhìn từ phía trước.
Kiến trúc nhà gỗ An Giang nhìn từ phía trước.

Đặc điểm nổi bật thứ hai trong công trình này là kết cấu của những cánh cửa tôn. Ở các mặt hướng ra phía bên ngoài của ngôi nhà từ tầng 1 lên tầng 3 đều được thiết kế theo kiểu cửa lật. Với cách thiết kế này, toàn bộ mặt tiền của ngôi nhà trở thành nơi đón sáng, đưa nắng và gió vào từng không gian sống. 

"Giản dị, mộc mạc nhưng tinh tế trong từng chi tiết" và "Đẹp, hiện đại nhưng không chênh với kiến trúc văn hóa bản địa" là một trong rất nhiều lời khen dành cho căn nhà gỗ ở An Giang.

Kiến trúc sư: NISHIZAWAARCHITECTS

Vị trí: Thành phố Châu Đốc, Việt Nam

Kiến trúc sư phụ trách: Shunri Nishizawa, Nguyen Do Hong Quan, Luong Thanh Tung

Diện tích: 340m²

Dự án: Năm 2017

Hình ảnh: Oki Hiroyuki, NISHIZAWAARCHITECTS

Nhà thầu: Thợ mộc địa phương

Bình luận

Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất