, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 22/07/2022, 07:00

Mexico buộc các nhà thầu xây dựng phải có hợp đồng với cơ sở tái chế

Khánh Nguyên
(Theo UNEP)
Mexico đang lên kế hoạch xây dựng thêm 7 nhà máy tái chế chất thải rắn xây dựng, đồng thời áp dụng luật “các nhà thầu xây dựng phải có hợp đồng với cơ sở tái chế chất thải rắn xây dựng”

Đô thị càng phát triển, chất thải rắn xây dựng sẽ càng nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và hệ sinh thái. Tại các nước châu Mỹ Latinh, loại “rác” này bắt đầu được quan tâm quản lý và Mexico là thành phố tiên phong.

Theo dữ liệu thống kê, mỗi ngày tại khu vực đô thị của Mexico có khoảng 30.000 tấn chất thải rắn xây dựng và xà bần (tính luôn cả đất đào lên). Con số khổng lồ này có hai đường đi, một là đường chính quy đến các bãi chôn lấp đúng quy định, hai là đường bất hợp pháp và không được kiểm soát như sông, đập, khu bảo tồn tự nhiên, bãi thải trái phép. 

Vấn nạn “chất thải rắn xây dựng” đã gây thiệt hại môi trường đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái khiến chính quyền thành phố Mexico phải nhanh chóng thay đổi chính sách về việc quản lý và tái chế chất thải rắn xây dựng. 

Mặc dù phí tái chế đang cao hơn chi phí chôn lấp nhưng đây vẫn là lựa chọn ưu tiên tại Mexico. Nhà máy tái chế đầu tiên có công suất xử lý tới 250 tấn chất thải rắn xây dựng mỗi giờ. Bên cạnh đó, Mexico cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm 7 nhà máy tái chế chất thải rắn xây dựng, đồng thời áp dụng luật “các nhà thầu xây dựng phải có hợp đồng với cơ sở tái chế chất thải rắn xây dựng”. 

Nhà máy tái chế chất thải rắn xây dựng và xà bần ở thành phố Mexico. Ảnh UNEP

Thị trường sản phẩm tái chế của Mexico được thúc đẩy hơn nữa khi có thêm yêu cầu các nhà thầu xây dựng phải xuất trình được hóa đơn hợp pháp chứng minh các công trình xây dựng của họ có sử dụng vật liệu tái chế, bao gồm cốt liệu xây dựng (như cát, đá, sỏi), bê tông trộn sẵn, nhựa đường,…

Ngoài Mexico, Brazil cũng đang chú trọng vào nghiên cứu vật liệu tái chế. Trong đó, nguồn cát thứ cấp nổi bật có thể làm giải pháp thay thế quy mô lớn là quặng cát từ khoáng sản. Thông thường sau khi khai thác khoáng sản sẽ có một phần đá sỏi được loại bỏ với số lượng ước tính lên hàng tỉ tấn mỗi năm. Vale – tập đoàn đa quốc gia của Brazil – một trong những nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới đã khởi xướng dự án Vale Sand (2013) nhằm nghiên cứu các sản phẩm phụ về cát từ lượng chất thải từ mỏ của mình. Sau hai lần thất bại, năm 2021 Vale đã nhận được giấy phép môi trường đầu tiên cho sản phẩm phụ từ cát, đồng thời đưa ra một số sáng kiến tái sử dụng quặng cát vào xây dựng đường, đổ bê tông và sản xuất gạch trên quy mô lớn.

Nhà máy tái chế quặng cát của tập đoàn Vale ở Brucutu, Brazil. Ảnh Vale S.A

Viện Khoáng sản bền vững của Đại học Queensland và Đại học Geneva cũng đang tiến hành nghiên cứu về quặng cát. Được biết tính chất của quặng cát sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại quặng khoáng sản và cách chế biến chúng. Kết quả cho thấy quặng cát từ quặng sắt thường là cát mịn, có hàm lượng nguyên tố vi lượng thấp, có khả năng bù đắp nhu cầu cát thông thường bằng cách trộn với cát tự nhiên theo tỉ lệ phù hợp.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.



Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất