, //, :: GTM+7

Mô hình phát triển nông nghiệp sạch

N.A
(tổng hợp)

Tại khu vườn trồng ớt chuông và ớt chuông baby công nghệ cao của gia đình ông Lê Văn Ba (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), cây trồng được chăm sóc với chế độ đặc biệt, thường xuyên được kiểm soát về dinh dưỡng và dịch bệnh. 

Đây là mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đảm bảo tiêu chí sạch, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hại nên có thể hái ớt chuông và ăn ngay tại vườn. 

Năm 2014, ông Lê Văn Ba đã cùng chục hộ nông dân địa phương nhân rộng mô hình và thành lập Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp An Phú. Từng bước chuyển hướng sang làm nông nghiệp sạch, HTX đã hướng đến sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân.

Ông Lê Văn Ba – Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp An Phú chia sẻ: “Tiêu chí sản phẩm của HTX là “Sản phẩm từ tâm – An dân, phú cường”. Hiện tại, HTX đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và cũng đã có các chứng chỉ về sơ chế. Trong thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục vận dụng các phương pháp hữu cơ vào sản xuất. HTX xác định hướng đến sản phẩm an toàn và hướng đến người tiêu dùng”.

Đến nay, HTX An Phú có khoảng 17 thành viên và liên kết sản xuất với hàng chục hộ nông dân ở huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng). Với vùng nguyên liệu lên đến trên 60ha, mỗi năm, HTX An Phú xuất ra thị trường khoảng 2.000 tấn nông sản chất lượng cao. HTX xây dựng kế hoạch sản xuất theo chuỗi giá trị với quy trình khép kín từ gieo hạt, trồng, thu hoạch, cho đến đóng gói và phân phối ra thị trường. Đồng thời, với việc thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, HTX dần hoàn thiện các khâu chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Hệ thống máy móc công nghệ cao, khu nhà xưởng đang được đầu tư để tiến đến hình thành quy trình khép kín từ nông trại đến bàn ăn. 

Ngay từ đầu, HTX đã xác định mục tiêu thị trường tiêu thụ sản phẩm là hệ thông siêu thị và khối nhà hàng khách sạn tại các thành phố lớn, đối tượng khách hàng là tầng lớp trung và cao cấp. Qua đó tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu. Với tổng diện tích khoảng 60ha rau, hoa các loại, sản lượng nông sản mỗi năm của HTX An Phú lên đến hàng nghìn tấn. Hiện nay, ngoài việc trực tiếp cung cấp sản phẩm vào các chuỗi siêu thị, HTX còn kết nối với các doanh nghiệp chế biến trong nước để cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, an toàn.

Để đảm bảo nông sản đạt tiêu chuẩn, các loại rau bao gồm rau ăn lá, ăn củ và ăn quả của HTX An Phú đều được trồng trong môi trường nhà kính theo quy trình công nghệ cao. Tại đây, HTX áp dụng các mô hình quản lý nông trại bằng di động, kết nối internet vạn vật (iOT). Các cảm biến được lắp đặt ở trang trại, cùng với hệ thống theo dõi độ ẩm, nhiệt độ, độ pH của khu vực trồng trọt. Trên nền tảng như vật, hệ thống sẽ đưa ra chế độ chăm bón phù hợp nhất cho cây và tối ưu hiệu quả sử dụng vật tư nông nghiệp. 

Ngoài ra, HTX cũng ứng dụng các phần mềm theo dõi chỉ số thuốc bảo vệ thực vật trên cây để quản lý chặt việc phân bổ thuốc. 

Với những kết quả có được, HTX An Phú đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên và người lao động, cải thiện đời sống và góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững tại Lâm Đồng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


So với thời điểm cuối năm 2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm giảm gần 75 USD/tấn (tương đương gần 1,9 triệu đồng/tấn), gạo 25% tấm giảm tới 84 USD/tấn.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất