, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 02/02/2022, 19:00

Mỗi vùng một thức bánh Tết

THIỆN ANH
(tổng hợp)
Tết Nguyên đán là dịp đặc biệt để sum vầy. Ngoài các món ăn truyền thống được nấu cầu kỳ, bánh Tết là một trong những điều nổi bật của mỗi địa phương, mỗi vùng miền. Bánh Tết đa dạng bởi cách làm và chứa đựng nhiều ý nghĩa cho một năm mới bắt đầu.

Bánh tổ Quảng Nam

Người Quảng Nam rất hay giới thiệu về một loại bánh đặc sản mà ít nơi nào khác có được. Đó là bánh tổ. Trong suốt những ngày Tết Nguyên đán, từ ngày rước ông bà, bánh tổ đã là đặc sản chưa bao giờ vắng mặt trên bàn thờ. Cho đến khi tiễn ông bà, bánh mới được mang xuống làm thức ăn sau Tết. Nhiều câu chuyện về bánh tổ, nhưng ít ai biết thực sự loại bánh này xuất phát từ đâu, gốc gác như thế nào.

Tên gọi là bánh tổ vì hình có giống với tổ chim, nên người Quảng cũng gọi là “ổ”. Về ý nghĩa sâu sắc hơn, có lẽ là liên quan đến câu thành ngữ “chim có tổ, người có tông”, nên những ngày quan trọng trong năm như Tết Nguyên đán, loại bánh này được dành riêng để dâng cúng ông bà, nhằm thể hiện tấm lòng hiếu thuận của con cháu và nhắc nhớ về ơn đức của tổ tiên dòng tộc.

Ngày nay, ở Hội An, người ta sản xuất bánh tổ quanh năm, đây là thức quà ngọt ngào dành cho khách du lịch ghé thăm đất Quảng.

Bánh đậu xanh Hải Dương

Nói đến bánh đậu xanh là nói đến bánh đậu xanh ở Hải Dương. Chuyện về loại bánh này gắn với vua Bảo Đại. Vào một dịp kinh lý qua trấn Hải Dương, vua Bảo Đại được người dân dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh. Vua ăn thấy ngon đã không ngớt khen ngợi, sau đó về cung còn ban sắc lệnh khen ngợi bánh đậu xanh Hải Dương. Do trên sắc lệnh có in hình “rồng vàng”, nên từ đó loại bánh này được gọi là “Bánh đậu xanh Rồng Vàng”, và trở thành thương hiệu cho đến ngày nay.

Bánh đậu xanh được làm từ đậu xanh quết nhuyễn, trộn với đường cát, dầu thực vật hoặc mỡ lợn, và tinh dầu hoa bưởi. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói trong giấy bạc và đóng thành hộp hay được gói trong giấy thấm, mở thành từng thỏi như thỏi vàng. Bánh đậu xanh khi vừa vào miệng sẽ tan mịn và có vị ngọt hài hòa, thường được dùng với trà và xuất hiện nhiều trong các cuộc sum vầy của gia đình.

Bánh đậu xanh rất tốt cho sức khỏe. Theo đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ích khí, điều hòa ngũ tạng, giải được nhiệt. Nhờ vậy mà bánh thường được dùng để làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Những dịp lễ trong năm, bánh cũng thường được chọn để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Khách đến Hải Dương, thì bánh đậu xanh chính là một tặng phẩm không thể thiếu để lưu giữ hương vị vùng quê này.

Bánh cộ (bánh in) xứ Huế

Những chiếc bánh cộ nhiều màu sắc là món không thể thiếu vào những ngày đầu năm ở Huế. Bánh cộ được làm công phu bằng bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đúc thành khuôn, dưới đáy bánh có khắc các chữ như Phúc, Lộc, Thọ và gói trong giấy ngũ sắc. Bánh cộ được dùng dâng cúng tổ tiên và mời khách vào những ngày Tết Nguyên đán.  

Chuyện kể rằng vào thời Nguyễn, làng Kim Long đã có làm bánh in. Một dịp Tết Nguyên đán, vua đã truyền các bộ lão ở làng Kim Long làm ra loại bánh vừa ngon, vừa rẻ để có thể dùng được với trà. Nhận thấy đậu xanh được trồng nhiều ở làng, kết hợp với đường cát thì làm ra được loại bánh nhỏ gọn, giàu dinh dưỡng mà lại rẻ. Sau đó, bánh cộ hình chữ Thọ ra đời để dâng vua cùng lời chúc trường thọ. Vua thấy hài lòng với loại bánh đặc biệt này nên đã truyền thưởng và ra chiếu chỉ lưu giữ nghề làm bánh cộ. Về sau, loại bánh cộ được gói bằng giấy nhiều màu sắc đã trở thành món quen thuộc mỗi khi uống trà, tiếp khách. Cùng với cung cách sống, bánh cộ trở thành một đặc sản mỗi khi nhắc đến Huế. 

Bánh phồng Nam Bộ

Không chỉ là đặc sản, bánh phồng còn là một truyền thống sâu sắc trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ vào mỗi dịp Tết đến. Cùng với bánh tét, bánh ít, dưa hấu, bánh phồng là lễ vật không thể hiếu trong mâm cúng của đêm giao thừa.

Theo lời kể lại, bánh phồng đã có mặt ở miền Tây sông nước từ thập niên 40-50 của thế kỷ trước. Không ai biết từ đâu mà có loại bánh đặc biệt này, nhưng cứ khi gió bấc về, lúa ngoài đồng vàng ươm thì xóm làng lại rộn ràng chuẩn bị “quết bánh phồng ăn Tết.”

Bánh phồng được làm bằng nếp hoặc củ mì, thơm bởi mè rang và mang vị béo của nước cốt dừa. Ngày xưa, từ 25 Tết, nhiều gia đình đã bắt đầu chuẩn bị làm bánh phồng. Dù làm bằng nếp hay khoai mì thì nguyên liệu cũng đều được làm sạch và nấu chính. Sau đó được giã đến mịn, khi thật mịn thì mang ra “quết”. Giống như việc gói bánh tét, bánh chưng truyền thống, làm bánh phồng là một lối sinh hoạt đặc thù có ý nghĩa sâu sắc về tình làng, nghĩa xóm của người Tây Nam bộ vào những ngày chuẩn bị Tết. 

Đến đêm giao thừa, bên bếp lửa ấm, bánh phồng sẽ được mang ra nướng để cúng ông bà, tổ tiên. Cảm giác từng chiếc bánh “nở ra” như nguyện cầu một năm mới mùa màng tươi tốt, nhiều niềm vui nẩy nở và may mắn cũng theo đó mà đến. Bên cạnh đó, chiếc bánh phồng tròn đầy cũng là hình tượng cho ước mong đủ đầy, viên mãn. Trong suốt những ngày Tết, bánh phồng sẽ được nướng vào mỗi sáng sớm, để dùng cùng trà và mời khách.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất