, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 13/05/2021, 08:56

Một giải pháp cung cấp nước tưới trong các đợt xâm nhập mặn

VÕ VĂN HOÀNG MINH

Cây sầu riêng bị chết trong các đợt hạn mặn là do không được tưới đủ nước ngọt. Nguyên nhân của việc thiếu nước ngọt tưới cây trồng có thể kể đến là các đập, cống ngăn mặn chưa được xây hoàn chỉnh và kín đáo; hệ thống máy bơm chưa đủ đáp ứng nhu cầu; người dân còn chủ quan trong việc sửa chữa cống, mương để ngăn chặn, đóng kín khi nước mặn xâm nhập cũng như chưa chủ động trong việc trang bị các dụng cụ chứa nước lớn để tích nước ngọt. Vì vậy về lâu dài, nhà nước cần có kế hoạch đầu tư lớn, khai thông các tuyến kênh đào mới để dẫn nước ngọt ở các sông từ thượng nguồn đưa về cho vùng bị hạn mặn. Nhà nước cũng cần làm các hồ chứa nước ngọt có trữ lượng lớn, nằm ngay trong khu vực mà người dân đang canh tác. Trước mắt, cần xây dựng một số đập ngăn mặn ở các rạch và dùng trữ nước ngọt cho người dân sử dụng, trang bị thêm các máy bơm thủy lợi có công suất phù hợp.

Túi chứa nước là sản phẩm hữu hiệu để trữ nước ngọt trong đợt hạn mặn, được người dân quan tâm tìm hiểu.

Về phía các chủ vườn, khi hạn mặn diễn ra, trước tiên phải mở các cửa cống bộng của khu vườn cây cho chứa nước đạt tối đa. Sau đó, phải đóng kín các miệng mương và bơm nước vào các mương vườn tối đa, có thể bơm tưới tràn lên các vườn cây để tăng độ dự trữ nước vào trong đất, nhờ vậy cây sẽ chịu đựng được một thời gian dài mà không cần tưới. Song song đó, cho bơm nước từ con mương trữ vào các dụng cụ chứa đã chuẩn bị sẵn đầy đủ theo thiết kế.

Trong năm 2021, thời gian bị hạn mặn có thể kéo dài đến 4 tháng, nên chúng ta phải có kế hoạch trữ nước với khoảng thời gian tương tự. Theo tính toán, cứ 1.000m2 đất vườn sẽ cần khoảng 1m3 nước tưới/ngày, vậy mỗi tháng là 30m3, đợt hạn mặn 4 tháng thì cần khoảng 120m3 nước. Nếu trước khi xảy ra đợt hạn mặn mà bà con đã tích nước vào mương của các vườn cây được khoảng 50m3 nước/1000m3 đất, thì cây có thể chịu đựng được khoảng 45 ngày. Thời gian còn lại 75 ngày sẽ thiếu 75m3, đây là lúc chúng ta cần đến các dụng cụ chứa nước ngọt.

Các loại dụng cụ có thể chứa nước hiện nay là hồ bê tông, bồn nhựa, túi chứa nước. Trong đó túi chứa nước bằng vải dệt PP và bên trong bằng nhựa PEHD theo tôi là lựa chọn tối ưu nhất. Túi có dung tích chứa khối lượng lớn, giá thành chỉ bằng khoảng 1/5 giá các loại bồn nhựa, và có độ bền sử dụng liên tục từ 6 - 8 năm trong môi trường tự nhiên. Loại túi này có thể để xen lẫn vào bên cạnh khoảng cách của các cây trồng. Tôi cho đây là giải pháp hữu hiệu để cấp nước cho các vườn cây sầu riêng và cây cao sản ở các địa phương chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn hàng năm.

Thử làm một bài toán tài chính: Một vườn trồng sầu riêng có diện tích 5.000m2 chủ vườn sẽ cần đầu tư 125 triệu tiền túi trữ nước. Nếu phối hợp được với các ngân hàng cho vay trong vòng 5 năm, mỗi năm nhà vườn sẽ chi 25 triệu đồng tiền mua túi trữ nước. Với phần lãi hàng năm khoảng 470 triệu đồng, nhà vườn sẽ khấu hao vốn đầu tư các túi chứa nước cho mỗi năm là 25 triệu đồng, thêm tiền lãi suất ngân hàng và đầu tư về các loại vật tư nông nghiệp khác chiếm khoảng 30% (150 triệu đồng), nhà vườn vẫn có lãi gần 300 triệu đồng, dù bị ảnh hưởng bởi hạn mặn trong 4 tháng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Bọn trẻ quê chúng tôi ngày ấy, nửa buổi đến trường, nửa buổi còn lại rủ nhau đem rổ, đem thau ra đồng nhặt ốc mang về.



Nổi bật

Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Thnam Chmay diễn ra từ 13-16/4.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất