, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 22/12/2021, 09:50

Một số làng nghề làm trống

BÁ ANH
(tổng hợp)
Tiếng trống trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Từ tiếng trống trường, trống hội, đến tiếng trống trong các trò chơi dân gian, trong dàn nhạc truyền thống… Tất cả đã dần trở thành ký ức của nhiều thế hệ. Nghề làm trống vì thế luôn đi cùng những thăng trầm của người Việt trên khắp đất nước.
Hình minh họa.

Nghề làm trống ở Mỹ Tho (Tiền Giang)

Người Đọi Tam nổi tiếng với nghề làm trống hơn 1.000 năm. Khoảng năm 1980, một số người làng Đọi Tam chuyển vào khu vực Tiền Giang sinh sống, họ đã hình thành nên một làng làm trống ở vùng đất Mỹ Tho. Tuy không nhiều, chủ yếu là theo từng hộ gia đình nhưng các cơ sở làm trống ở Mỹ Tho sản xuất được nhiều loại trống, đa dạng về kích cỡ, phục vụ cho các hoạt động thường niên của vùng. Họ làm trống chầu cho các đoàn nghệ thuật tuồng, làm trống múa lân, trống cho các dàn nhạc lễ và cả trống hội. Dù nghề trống không mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây, nhưng họ vẫn bám trụ với nghề như một cách để gìn giữ niềm tự hào về truyền thống quê hương.

Làng trống cổ bên bờ sông Đuống

Nằm cạnh núi Thiên Thai, hướng ra sông Đuống, làng An Quang (xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) luôn không ngừng tiếng máy cưa, tiếng đục, tiếng máy bào… và cả tiếng thử trống “thùng thình”… Làng cứ như có lễ hội mỗi ngày. Theo thần tích của làng, cách đây khoảng 300 năm, có người làng Đọi Tam - một làng nổi tiếng với nghề làm trống, đến An Quang định cư. Thấy vùng có nguyên liệu dồi dào, phù hợp với nghề làm trống nên đã truyền dạy cho dân làng. Dần dà, nhiều hộ sản xuất trống ra đời và truyền nối cho đến ngày nay.

Gỗ mít dai An Quang nổi tiếng với thớ mềm, ít bị nứt nẻ, trọng lượng nhẹ, lại không bị cong vênh, nứt vỡ khi thời tiết thay đổi. Xẻ gỗ mít An Quang mà ghép thành tang trống thì vừa khít, không phải chỉnh sửa nhiều, chỉ cần dùng sơn ta miết đều các khe là có tang trống khít đến mức nếu đổ nước vào cũng không thể rỉ qua được. Khó nhất có lẽ là bưng trống, chỉ những nghệ nhân có kỹ thuật thuần thục mới có thể “định âm” cho từng loại trống khác nhau, đảm bảo âm vang và chuẩn.

Làng làm trống họ Bùi ở Hà Tĩnh

Ở Bắc Thai (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), nghề làm trống cũng là nghề được truyền qua nhiều thế hệ. Điều đặc biệt là các hộ theo nghề trống đều mang họ Bùi. Có nhiều gia đình cả 3 thế hệ đều theo nghề làm trống. Họ sinh ra và lớn lên trong tiếng đục đẽo và tiếng trống. Từ 12 tuổi đã được dạy làm các loại trống nhỏ, đến 16 tuổi thì được làm các loại trống lớn, trống đại. Nghề làm trống ở Bắc Thai được phân công linh hoạt. Phụ nữ, trẻ em cũng tham gia vào các công đoạn nhẹ nhàng như phơi da bò, đánh giấy nhám… Đàn ông thì phụ trách các công đoạn có dùng nhiều sức như xẻ gỗ, ghép tang trống, bưng trống…

Người Bắc Thai có bí quyết riêng để tạo ra những chiếc trống bền, đẹp, có tiếng vang. Họ truyền nhau “bí kíp” này qua câu ca “trống da bò, chang mít, nịt song”. Một chiếc trống thủ công trung bình mất đến 5 - 6 ngày để hoàn thành. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc thì chỉ cần 1 - 2 ngày là có thể ra đời một chiếc trống hoàn chỉnh.

Tháng 07/2018, UBND xã Thạch Hội đã thành lập Hợp tác xã dịch vụ xây dựng và nghề trống Thạch Hội, góp phần liên kết các hộ sản xuất và phát triển nghề làm trống truyền thống Bắc Thai.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất