- Về giống:
Từ năm 2006, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên đã tiến hành thu thập và bình tuyển được tổng cộng 25 giống bơ tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và 12 giống nhập nội từ Mỹ. Từ đó, chọn lọc được 10 giống bơ triển vọng TA1, TA4, TA36, TA40, TA44, TA54, Reed, Booth 7, GA và Hass có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng rộng với điều kiện sinh thái vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ.
Đặc biệt, 2 giống TA1 và Booth 7 đã được Cục Trồng trọt công nhận giống chính thức và 2 giống TA40, Reed được công nhận sản xuất thử năm 2016 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
![]() |
- Về kỹ thuật canh tác:
Viện đã xây dựng và công nhận cấp cơ sở Quy trình Kỹ thuật thâm canh giống bơ TA1 và Booth 7 áp dụng cho các vùng sinh thái Tây nguyên, Đông Nam bộ và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự trong cả nước.
- Về nghiên cứu xác định thành phần và mức độ gây hại của một số sâu, bệnh hại:
Có 15 loại sâu hại và 10 loại bệnh gây hại chính trên cây bơ; phổ biến là lở cổ rễ, thối rễ, cháy mép lá. Có thể dùng thuốc Aliette 80WP để phòng trừ bệnh cây con trong vườn ươm và thuốc Alika 247 EC có hiệu lực phòng trừ tốt bệnh đốm đen trên quả bơ.
- Về kỹ thuật xử lý, bảo quản bơ sau thu hoạch:
Xử lý chitosan 1% có thể kéo dài thời gian bảo quản của giống TA1 và Booth 7 đến 14 ngày và các dòng còn lại khoảng 8 ngày. Ở nhiệt độ 8 độ C và ươm chín ở 20 độ C cho thời gian bảo quản dài nhất là 18 ngày.
(Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên)