, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 03/03/2022, 17:50

Mumbai (Ấn Độ) - Mỗi khi thủy triều rút, đó là một thế giới mới

NA
(Theo theguardian.com)
Một nhóm những người đam mê cuộc sống biển đang ghi lại vô số loài sinh vật biển, từ san hô phát sáng cho đến bạch tuộc, mực, các loài cá… đang phát triển mạnh mẽ trong bóng tối của thành phố đông dân nhất Ấn Độ, Mumbai.
Bức ảnh sinh vật biển ở Mumbai được ghép từ 3 tấm ảnh chụp cùng một lúc.

Một khu rừng ẩn chứa giữa bọt biển là các loại tảo được chụp lại khi thủy triều xuống, những hình ảnh ban đêm tuyệt đẹp được vẽ lên từ các loài sinh vật, những nút màu xanh lá dưới ánh sáng cực tím hay những chuyển động đặc sắc của chú cá mắc kẹt trên mỏm đá ven bờ. Đó là một thế giới đầy chất nghệ thuật của Mumbai, được nhiếp ảnh gia Sarang Naik lưu lại. Thế giới đó cũng nhộn nhịp và sặc sỡ như chính cuộc sống đa màu sắc của thành phố.

Mumbai không chỉ là thủ đô tài chính của Ấn Độ mà còn là quê hương của các ngôi sao Bollywood. Lần đầu tiên, khi Naik khám phá bờ biển của thành phố này, anh đã vô cùng kinh ngạc trước sự đa dạng của những loài sinh vật mà anh bắt gặp. 

Từ cua biển, cua hoàng đế, bạch tuộc cho đến các loại san hô sặc sỡ và cả cầu gai. Hầu hết các hình ảnh mà Naik chụp được đều có sự xuất hiện của những sinh vật “lạ” và có thể chúng đã ở đây trước cả chúng ta. Sau hơn 3 năm thực hiện những chuyến đi bộ trên bãi biển, Naik đã không ngừng kinh ngạc về sự đa dạng sinh học ở vùng biển của thành phố đông đúc này.

Một con cá chình moray tổ ong mắc cạn khi thủy triều xuống.
Sên biển nudibranch trên tảo coralline; zoanthids phát sáng dưới tia UV tại bờ đá Malabar Hill; con mực bên trong một khối trứng; một con sên biển Elysia ăn tảo trong hồ thủy triều.

Marine Life of Mumbai (MLOM) là một tổ chức tình nguyện của các nhà sinh vật biển và những người đam mê sinh vật biển được thành lập vào tháng 2 năm 2017. Họ đã nghiên cứu và chụp lại các sinh vật biển ở Mumbai và đăng tải những phát hiện đó lên iNaturalist, một cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho các chuyên gia. 

Đến nay, họ đã ghi lại hơn 484 loài. Trang Instagram của MLOM cũng đã lưu những lần nhìn thấy các loài cua cho đến tôm súng lục, ốc bùn nassa, thậm chí là những loài sinh vật hiếm và cả các hiện vật được chôn vùi dưới đáy biển từ chiến tranh của người Bồ Đào Nha.

Khám phá bãi biển khi thủy triều xuống.

Có thể thấy, đây là vùng biển không chỉ Ấn Độ mà cả thế giới đã gần như bị bỏ quên. Điều này thật đáng tiếc, vì ở đây xuất hiện những sinh vật biển dễ tiếp cận nhất và xuất hiện vô số sinh vật độc đáo. Nhiều loài là một phần quan trọng trong hệ sinh thái và vòng đời của các sinh vật biển sống ở phần sâu hơn của đại dương. Mỗi khi thủy triều rút, đó là một thế giới mới hiện hữu, đa dạng và năng động.

Sejal Mehta, biên tập viên tại MLOM, nói rằng khả năng phục hồi của những sinh vật được tìm thấy trên bờ biển Mumbai liên tục gây ngạc nhiên. “Khi tôi bắt đầu khám phá những bờ biển từ Haji Ali đến Nepean, điều khiến tôi ấn tượng là sự sống của các sinh vật biển bất chấp tất cả từ nhựa, nước thải đến ô nhiễm biển. Nó nhắc tôi nhớ về sự kiên cường của những người Mumbaikars, những người đã bất chấp mọi khó khăn để phát triển mạnh mẽ thành phố Mumbai đông đúc và nhộn nhịp như ngày nay”.

San hô quạt biển.
Bọt biển, zoanthids, hydroids và tảo ở bờ biển.
Sên biển nudibranch đầy màu sắc.

Năm 2019, Tổ chức Bảo tồn Bờ biển được phát triển từ MLOM đã mở rộng mô hình nghiên cứu đến các vùng khác của Ấn Độ. Giám đốc của tổ chức này, anh Shaunak Modi cho biết: “Tôi cũng là người lớn lên gần bãi biển, những câu chuyện tôi được nghe chỉ là về ô nhiễm, bụi bẩn, rác thái mà gần như tôi không mong đợi tìm thất bất kỳ sự sống nào trên những bờ biển. Trong một lần đi dạo ở bờ biển Mumbai, nhìn thấy một con sên biển và tôi đã vô cùng kinh ngạc. Tôi càng củng cố và theo đuổi công việc ở MLOM và ngày càng ngạc nhiên bởi mức độ đa dạng sinh học tồn tại trên những bờ biển này”.

Rõ ràng là chúng ta không nên xây dựng trên những vùng triều, nhưng hơn 200 - 300 năm nay, điều đó đã xảy ra ở Mumbai. Dù vậy cũng không làm cho các sinh vật biển ở đây ngừng phát triển. Sự đa dạng và tồn tại của chúng đã bất chấp những dự án đô thị hóa gây tranh cãi. Nhưng đó không phải là điều để chúng ta ngừng nghĩ về việc bảo tồn sinh vật ở những vùng biển đặc biệt thế này. Hoạt động của MLOM đã là một phần trong quá trình thay đổi nhận thức và thu hút nhiều hơn các đối tượng xã hội tham gia vào hoạt động bảo vệ những bờ biển quý giá cho thế hệ mai sau.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.



Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất