, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 21/12/2022, 14:42

Mỹ, Ấn Độ chú trọng kiểm soát dịch bệnh Covid-19

MAI NGÂN
(tổng hợp)

Mỹ ngỏ ý chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 cho Trung Quốc

Ngày 21/12, Mỹ lên tiếng đề nghị chia sẻ vaccine phòng COVID-19 với Trung Quốc. Theo phía Mỹ, việc kiềm chế dịch bùng phát là lợi ích của toàn thế giới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với các phóng viên: “Điều quan trọng là mọi quốc gia tập trung vào việc tiêm vaccine cho người dân và tạo điều kiện để dễ dàng xét nghiệm, điều trị. Mỹ là quốc gia tặng vaccine ngừa COVID-19 lớn nhất cho toàn thế giới. Chúng tôi chuẩn bị tiếp tục hỗ trợ người dân trên khắp thế giới, trong đó có Trung Quốc, vaccine và những thứ hỗ trợ sức khỏe khác liên quan đến COVID-19 ”.

Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời ông Price bổ sung: “Vaccine ngừa COVID-19 của chúng tôi an toàn và hiệu quả. Chúng tôi còn cung cấp chúng cho các quốc gia khác trên khắp thế giới, bất chấp bất đồng chính trị”.

Theo người phát ngôn này, việc Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh không chỉ quan trọng với chính nước này mà còn với việc duy trì hồi phục kinh tế của cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, AFP nhận định nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không nhận vaccine COVID-19 từ Mỹ bởi nước này cũng đã đầu tư mạnh vào chính sách ngoại giao vaccine trong đó chuyển vaccine do nước này sản xuất đi khắp thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 6 cho biết vaccine Sinopharm do Trung Quốc sản xuất có hiệu quả 79% sau 2 liều tiêm. Trong khi đó, hiệu quả của Moderna và Pfizer do Mỹ sản xuất là khoảng 95%.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 17/5/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Ấn Độ: Tăng cường giải trình tự bộ gene virus ở các ca mắc COVID-19

Báo chí Ấn Độ ngày 20/12 đưa tin Bộ Y tế nước này đã chỉ thị các cơ quan chức năng cấp bang tăng cường giải trình tự bộ gene virus ở các ca mắc COVID-19 trước tình trạng “gia tăng đột biến” số ca mắc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Brazil. Theo đó, yêu cầu tất cả các bang hằng ngày gửi nhiều nhất có thể các mẫu bệnh phẩm đến các phòng thí nghiệm giải trình tự bộ gene được chỉ định trên toàn quốc.

Ấn Độ - một trong những nước chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian dịch COVID-19 lây lan đỉnh điểm - hiện chưa ghi nhận sự gia tăng đáng kể nào về số ca mắc mới.

Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết các dòng phụ mới của biến thể Omicron là BQ.1 và BQ.1.1 gây ra khoảng 70% số ca mắc mới tại nước này trong tuần kết thúc vào ngày 17/12. Theo ước tính mới nhất của CDC Mỹ, biến thể phụ BQ.1.1 chiếm khoảng 38,4% các biến thể đang lưu hành tại nước này trong tuần kết thúc vào ngày 17/12, trong khi BQ.1 chiếm 30,7%.

BQ.1.1 và BQ.1 thuộc dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron. Hai dòng phụ mới này phát triển đặc biệt nhanh kể từ tháng 10 vừa qua. Vào đầu tháng 10, mỗi dòng  phụ này gây ra khoảng 1% số ca mắc mới ở Mỹ. Giữa tháng 11 vừa qua, BQ.1.1 và BQ.1 đã thay thế BA.5 trở thành các chủng chủ đạo ở nước này. Số ca nhiễm BA.5 chỉ chiếm 10% số ca mắc mới tại Mỹ trong tuần gần đây nhất. Một biến thể phụ khác của Omicron là XBB cũng đang trên đà gia tăng, gây ra 7,2% số ca mắc mới.

Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Cell, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại vaccine "gần như không vô hiệu hóa được" các biến thể phụ BQ và XBB, kể cả các liều vaccine tăng cường mới chống biến thể Omicron. Đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc mới và tái mắc gia tăng, mặc dù vaccine đã được chứng minh là có khả năng ngăn bệnh chuyển biến nặng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất