, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 04/05/2023, 13:41

Năm 2023, huyện biên giới Vĩnh Hưng phấn đấu có thêm 2 xã Nông thôn mới

THÙY DUNG
Thời gian qua, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã tạo sức lan tỏa rộng khắp huyện biên giới Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.
Cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại khu vực nông thôn thuộc huyện Vĩnh Hưng.

Huyện Vĩnh Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, cách thành phố Tân An hơn 90km, có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài hơn 45km.

Theo báo cáo của huyện Vĩnh Hưng, tính đến thời điểm này, toàn huyện có 7/9 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Ngoài ra, xã Khánh Hưng đã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Trong năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngân sách nhà nước các cấp vẫn tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các địa phương trong huyện huy động khá tốt nguồn lực của người dân tham gia xây dựng Nông thôn mới. Cụ thể, huyện huy động khoảng 174 tỉ đồng để đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục, thủy lợi...), trong đó, vốn trực tiếp chương trình gần 33 tỉ đồng, vốn lồng ghép gần 120 tỉ đồng, vốn cộng đồng trên 22 tỉ đồng.

Đường về xã Nông thôn mới nâng cao Khánh Hưng.

Nhờ có Chương trình xây dựng Nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn cơ bản phát triển đồng bộ, bảo đảm đi lại thuận tiện; có 82% tuyến đường huyện được nhựa hóa, 100% đường xã được nhựa hóa, 98,4% đường ấp được cứng hóa. Trường, lớp được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu dạy và học, có 19/22 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hộ dân sử dụng điện đạt 99,5%. Hộ dân sử dụng nước sạch đạt 87,5%.

Đặc biệt, đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm. Khu vực nông thôn của huyện còn 379 hộ nghèo, chiếm 3,41%...

Ông Trần Văn Cường - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng nhấn mạnh, Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững. Môi trường, cảnh quan nông thôn ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp.

Mặt khác, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự chuyển biến tích cực; sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh, từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường.

Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư phát triển đồng bộ.

Năm 2023, huyện Vĩnh Hưng phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, gồm xã Thái Trị và xã Tuyên Bình Tây. Bên cạnh đó, số tiêu chí xã Nông thôn mới bình quân đạt 16 tiêu chí/xã, số tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao bình quân đạt 11 tiêu chí/xã, huyện đạt thêm 2 tiêu chí Nông thôn mới. Địa phương cũng đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 57 triệu đồng/năm; hộ nghèo còn 3,1%.

Theo đó, trong năm 2023, địa phương cần huy động nguồn lực gần 205 tỉ đồng. Cụ thể, vốn trực tiếp của chương trình gần 60 tỉ đồng, vốn lồng ghép gần 120 tỉ đồng, vốn người dân và doanh nghiệp đóng góp trên 25 tỉ đồng.

Mô hình du lịch sinh thái tại huyện Vĩnh Hưng.

Để thực hiện mục tiêu này, theo ông Trần Văn Cường, huyện Vĩnh Hưng sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, gắn với các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp quy mô lớn…

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.



Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất