, //, :: GTM+7

Nam Miền Trung và câu chuyện rẽ hướng

THANH HUYỀN
Bắt tay khởi công xây dựng trang trại nuôi tôm trong mùa giãn cách quả không dễ dàng, nhất là khi trang trại được thiết kế theo mẫu riêng của Nam Miền Trung, không giống mô hình nào đã có.
Mô hình nuôi tôm của Công ty CP Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung.

Năm 2021, do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Dù vậy, xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn có những điểm sáng bởi nhu cầu nhập khẩu tôm trên thế giới vẫn cao, nhất là khi các nước đang dần mở cửa trở lại. Trong khi đó, thị trường trong nước lại có nguy cơ thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu.

Nhanh nhạy nắm bắt tình hình, Công ty CP Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung - đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tôm giống tại Việt Nam đã nhanh chóng “lấn sân” sang mảng nuôi tôm thương phẩm. Đây cũng là một trong những giải pháp giúp Nam Miền Trung giải quyết nguồn tôm giống tồn đọng, chưa thể tiêu thụ do ảnh hưởng của các đợt giãn cách xã hội.

Bắt tay khởi công xây dựng trang trại nuôi tôm trong mùa giãn cách quả không dễ dàng, nhất là khi trang trại được thiết kế theo mẫu riêng của Nam Miền Trung, không giống mô hình nào đã có. Anh Lê Văn Quê – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung cho biết, mô hình trang trại nuôi tôm công nghệ cao này hoàn toàn do đội ngũ Nam Miền Trung nghiên cứu và triển khai ứng dụng, chọn lọc ưu điểm từ rất nhiều mô hình nuôi trước đây để phát triển thành mô hình hoàn chỉnh của Nam Miền Trung.

Khó khăn là vậy nhưng chỉ sau hơn 3 tháng, trang trại nuôi tôm thương phẩm hiện đại rộng hơn 30ha với 13 mô-đun tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành, phục vụ nuôi thử nghiệm từ tháng 08/2021. Cũng trong một khoảng thời gian ngắn như thế, Nam Miền Trung đã nhanh chóng xây dựng quy trình kỹ thuật cho mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao có một không hai này, từ quy trình vệ sinh khử trùng ao nuôi, quy trình chăm sóc, quy trình cho ăn… Tất cả được thiết lập nhằm xây dựng quy trình nuôi khép kín, tối ưu nguồn nước, đảm bảo kiểm soát an toàn sinh học.

Theo anh Lê Văn Quê, với những kinh nghiệm từ nuôi tôm giống ứng dụng công nghệ cao, việc ứng dụng tư duy kỹ thuật sang nuôi tôm thương phẩm của Nam Miền Trung cũng có nhiều thuận lợi. Mặt khác, Nam Miền Trung hoàn toàn chủ động trong việc cung ứng các dòng sản phẩm vi sinh, khoáng chất, vitamin phục vụ nuôi tôm. Do chú trọng chất lượng nên tôm Nam Miền Trung nuôi sạch hoàn toàn, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí khắt khe của những khách hàng khó tính nhất.

Là doanh nghiệp sản xuất tôm giống hàng đầu của cả nước, việc thực nghiệm nuôi tôm thương phẩm cũng giúp Nam Miền Trung trực tiếp rút ra được những bài học để phục vụ khách hàng nuôi tôm thương phẩm tốt hơn. “Qua thực tế nuôi tôm thương phẩm, chúng tôi nhận định được chính xác dòng tôm bố mẹ nào có chất lượng tăng trưởng tốt nhất, cho tỷ lệ sống cao nhất để từ đó điều chỉnh chất lượng tôm giống của Nam Miền Trung”, anh Quê chia sẻ.

Trong tháng 1 này, Nam Miền Trung sẽ thu hoạch lứa tôm thương phẩm đầu tiên, không kể lứa nuôi thử nghiệm. Mỗi mô-đun (diện tích 1,5ha) dự kiến đạt sản lượng 20 tấn tôm. Nhìn lại hành trình tuy ngắn nhưng không ít gian nan của Nam Miền Trung từ khi bước chân vào lĩnh vực nuôi tôm thương phẩm, anh Quê thừa nhận thời gian đầu, ban lãnh đạo Công ty cũng có không ít đắn đo, trăn trở bởi độ khó của mô hình. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện, vừa làm vừa học hỏi, vừa tích luỹ kinh nghiệm, Nam Miền Trung đã đưa ra được các định mức cụ thể, thí nghiệm được các công đoạn nuôi để hoàn thiện quy trình nuôi. “Đến nay, chúng tôi tự tin với mô hình nuôi tôm công nghệ cao của mình” – anh Quê khẳng định. Trong thời gian tới, Nam Miền Trung sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật, đội ngũ nhân sự để đưa vào vận hành trang trại nuôi tôm thương phẩm với tổng diện tích 100ha tại Bình Thuận và Long An.

Việc điều chỉnh kế hoạch theo chiều hướng ngắn hạn để thích ứng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã giúp Nam Miền Trung chống chọi được phần nào những khó khăn, đồng thời mở ra một hướng đi mới. Cũng từ đó, lan tỏa mô hình nuôi tôm hiện đại ra cả nước.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.


Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất