, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 26/12/2016, 10:54

Nền Kinh Tế Xanh Lam của GS.TS Gunter Pauli

NTV sưu tầm

Quyển The Blue Economy cho thấy việc bảo đảm nguyên vật liệu và điều chỉnh các kế hoạch sản xuất theo kiểu mẫu của tự nhiên sẽ giải quyết được nhiều vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chính sách kinh tế hiện nay và các mô hình kinh doanh cốt lõi đã phớt lờ đi những giải pháp tổng hợp. Các mô hình kinh tế tương lai nên tính đến lợi thế chiến lược của những cải tiến dựa vào tự nhiên và vật lý học. Đó là một yêu cầu quá cao, nhưng quyển sách của Gunter Pauli chỉ rõ cách đáp ứng yêu cầu ấy với lối trình bày phong phú về việc môi trường và kinh tế có thể hoặc buộc phải hợp tác với nhau như thế nào. (Anders Wijkman,viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Thụy Điểnvà thành viên Nghị viện châu Âu (1999-2009)

Anders Wijkman, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Thụy Điển và thành viên Nghị viện châu Âu (1999-2009) :

"Cuối cùng thì nền văn minh của chúng ta sẽ tồn tại nếu chúng ta có khả năng làm theo gương của tự nhiên. “Nền Kinh tế Xanh lam” soi sáng con đường cho chúng ta."

Lester R. Brown, Chủ tịch Viện Chính sách Địa cầu (Earth Policy Institut), tác giả quyển “Plan B 4.0: Mobilizing to Save Civilisation”:

"Gunter Pauli đã giới thiệu một mô hình kinh doanh có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tạo nguồn vốn xã hội và đạt tới sự bền vững. Công cuộc phát triển kinh tế ở Bhutan của ông với tổ chức READ tập trung vào việc áp dụng một loạt cải tiến được mô tả trong quyển sách này nhằm hoàn thiện Chỉ số Hạnh phúc quốc dân cũng như đẩy mạnh doanh nghiệp mang tính xã hội và thân thiện với môi trường. Xét đến những nhiệm vụ của mạng lưới Social Venture Network, thì thông điệp của ông trong quyển The Blue Economy chắc chắn sẽ được sự hưởng ứng ngày càng đông đảo của giới lãnh đạo kinh tế và xã hội."

Omer L. Rains, Chủ tịch tổ chức Rural Education & Development (READ) Giám đốc toàn cầu quỹ Marshall Plan Venture Capital Fund, Thành viên mạng lưới Social Venture Network (SVN):

"Hiện thực hóa mô hình Kinh tế Xanh là một nỗ lực xứng đáng với những doanh nhân, người có lòng nhân ái và nhà đầu tư vốn mạo hiểm mang tính xã hội, những người quan tâm đến y tế, giáo dục và nghiên cứu môi trường. Thế giới cần thêm nhiều nhà lãnh đạo có khả năng đề ra những mô hình kinh tế bền vững. Quyển sách mới của Gunter Pauli đem lại cho chúng ta một tầm nhìn giúp đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tạo cơ hội tốt cho các thế hệ tương lai."

Teresa Heinz, Chủ tịch tổ chức Heinz Family Philanthropies :

"Khủng hoảng kinh tế hiện nay của chúng ta cũng là một khủng hoảng về đạo đức và giá trị; nó chỉ đem lại phồn vinh cho một số ít người mà không quan tâm đến đa số. The Blue Economy ủng hộ một nền kinh tế mới, một nền kinh tế được dẫn dắt bởi sự đổi mới và sáng tạo nhằm vun đắp cho thế hệ doanh nhân kế cận mang tính xã hội. Chúng ta cần một nền kinh tế như thế, và không ai thích hợp hơn Gunter Pauli để tặng nó cho nhân loại."

Wendy Luhabe, Hiệu trưởng danh dự trường Đại học Johannesburg, Chủ tịch Industrial Development Corporation of South Africa:

"Mười lăm năm trước đây, Gunter Pauli đến văn phòng của tôi ở Tokyo, nơi tôi đang làm Hiệu trưởng trường Đại học Liên Hợp Quốc. Anh giải thích ý tưởng “Phát thải số không” của mình, ngay sau đó tôi thu dụng anh làm Cố vấn đặc biệt. Trong một thời gian ngắn ngủi, ý tưởng “Phát thải số không” được phổ biến ở Nhật và một số nước khác. Nhiều công ty tư nhân Nhật Bản nhanh chóng đầu tư vào công nghệ và cơ sở sản xuất nhằm thực hiện cái ý tưởng độc đáo ấy."

Quyển The Blue Economy là một tầm nhìn khác thường về những gì chúng ta có thể làm được trong bối cảnh một nền kinh tế bền vững. Gunter Pauli đã hoạt động không mệt mỏi nhằm biến triển vọng của việc mô phỏng sinh học thành hiện thực. Quyển sách của ông là kết quả hấp dẫn của nỗ lực khai thác tiềm năng đạt tới sự bền vững trong khắp các hệ sinh thái của Tự Nhiên. Là những nhà quản lý đầu tư, chúng tôi luôn tìm kiếm những ý tưởng độc đáo có thể mang lại lợi nhuận, đồng thời giải quyết các thách thức lớn nhất của Thế Giới. Tôi xin khuyên những ai không hài lòng với khái niệm kinh doanh bền vững theo nghĩa hẹp hãy mau đọc cuốn sách này và nắm lấy cơ hội tốt mà chúng ta đang có để sáng tạo một hệ thống kinh tế bền vững lâu dài dựa trên sự khôn ngoan vô cùng của Tự Nhiên. (Colin M. le Duc, thành viên của công tyGeneration Investment Management LLP (London)

NTV sưu tầm

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất