, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 06/12/2017, 16:48

Nền nông nghiệp Israel - những điều kỳ diệu

BÙI KIM SƠN

Ngay từ trước khi tuyên bố chính thức thành lập quốc gia Israel năm 1948, trong những năm đầu của thế kỷ 20, người Do Thái đã quyết tâm xây dựng và đưa nền kinh tế đất nước đi lên từ nông nghiệp. Đây là một chủ trương đúng trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước như vậy, chỉ có điều là cần có sự nỗ lực, tính kiên trì và óc sáng tạo vì đất đai của cha ông họ để lại đã bị hoang hóa qua hằng bao thế kỷ. Và điều may mắn là họ đã thành công.

Hiện nay, an ninh lương thực đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu cho mọi quốc gia trong bối cảnh dân số không ngừng phát triển trong khi tài nguyên đang dần cạn kiệt. Và cho đến nay, chưa từng có một quốc gia nào có các điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn hàng đầu thế giới, lại có thể đóng góp các thành tựu để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp thế giới tốt hơn Israel.

Ngay từ những năm 1950, người Israel không những chỉ tìm ra phương thức tuyệt vời để phủ xanh cho những sa mạc mà họ còn chia sẻ và chuyển giao những sáng kiến này đến các quốc gia khác thông qua các tổ chức hợp tác quốc tế. Những thành tựu của họ đã giúp thay đổi bộ mặt của nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu, đem đến phương thức sản xuất hiệu quả và là cách thức để giải quyết vấn đề an ninh lương thực hiện nay.

Hạt giống chất lượng cao

 Các nhà khoa học Israel đã tạo ra công nghệ cho phép cấy ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc của chúng
 Các nhà khoa học Israel đã tạo ra công nghệ cho phép cấy ghép vật liệu di truyền như các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cường các đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc của chúng.

Tại Đại học Hebrew, các nhà khoa học nông nghiệp Ilan Sela và Haim D. Rabinowitch đã phát triển công nghệ TraitUP, một công nghệ cho phép cấy ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc của chúng. Phương pháp này bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng hạt giống ngay trước khi chúng được gieo trồng. Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể đưa các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cường các đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao chất lượng cây trồng về sau, giúp có thể phát triển các giống cây trồng chuyên biệt cho từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng nhằm tối đa hóa năng suất và bảo đảm chất lượng.

Kiểm soát côn trùng bằng sinh học

Người Israel đã lai tạo được các giống côn trùng có ích nhằm giải quyết sâu bệnh theo nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đồng thời họ cũng lai tạo các giống côn trùng chuyên biệt như giống ong vò vẽ chuyên thực hiện thụ phấn tự nhiên trong môi trường nhà kính.

Người Israel đã lai tạo được các giống côn trùng có ích nhằm giải quyết sâu bệnh theo nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đồng thời họ cũng lai tạo các giống côn trùng chuyên biệt phục vụ mục đích nông nghiệp.
Người Israel đã lai tạo được các giống côn trùng có ích nhằm giải quyết sâu bệnh theo nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đồng thời họ cũng lai tạo các giống côn trùng chuyên biệt phục vụ mục đích nông nghiệp.

Theo TS.Shimon Steinberg của cơ quan Israel21, việc sử dụng giống nhện kích thước chỉ dài 2mm hình quả lê màu cam hiện đang là giải pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng bọ ký sinh trên cây trồng, kể cả các loại bọ vốn rất khó bị loại trừ bằng các phương pháp hóa học. Ông cho biết: “60% sản lượng dâu tây của California từ năm 1990 đến nay đã được cứu bằng các giống nhện ăn thịt bọ ký sinh từ Israel”. Được biết, tại Israel, nông dân đã giảm được 75% thuốc trừ sâu hóa học nhờ vào biện pháp sinh học.

Công nghệ bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường

Để giải quyết vấn đề bảo vệ thực vật mà vẫn thân thiện với môi trường, công ty chuyển giao công nghệ của Đại học Hebrew hợp tác với Makhteshim Agan, công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm bảo vệ cây trồng đã phát triển và thương mại hóa các sản phẩm thuốc diệt cỏ chậm phát tán vào đất và thuốc trừ sâu không gây tổn hại cho côn trùng có ích.

Phương pháp của Israel là sản xuất các túi thuốc diệt cỏ có tính chất vật lý giống đất sét, mang điện tích âm để cho phép phát tán vào đất chậm và có thể kiểm soát, làm giảm thẩm thấu vào các lớp đất sâu hơn trong khi vẫn duy trì tác động diệt cỏ trên lớp đất bề mặt.

Điều này làm giảm thiểu liều lượng thuốc nhưng lại làm tăng hiệu quả diệt cỏ. Với thuốc trừ sâu, các kỹ sư Israel chế tạo ra các loại thuốc đặc chủng chỉ tác động đến một hoặc một số loài sâu bệnh trong khi không tác dụng đến các loài khác, điều này làm giảm tác động của thuốc trừ sâu đến các côn trùng có ích, đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Túi tồn trữ lương thực

Được biết, theo các phương pháp tồn trữ lương thực truyền thống, có đến 50% lượng ngũ cốc thu hoạch được bị tổn thất là do côn trùng và ẩm mốc. Tại các quốc gia đang phát triển, cho đến nay việc tồn trữ nông sản vẫn chỉ bằng các phương tiện thô sơ như bao tải, những thứ không thể bảo vệ chống lại côn trùng, ẩm mốc và các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Túi tồn trữ lương thực này đã giải quyết được vấn đề, đặc biệt là sức nóng và độ ẩm cao.

Túi tồn trữ lương thực
Túi tồn trữ lương thực khổng lồ chứa các đặc tính giúp lương thực tránh được việc tiếp xúc với không khí, độ ẩm, nhiệt độ, côn trùng và các tác nhân gây hại khác từ bên ngoài. 

Túi tồn trữ này, thực tế là một chiếc lều khổng lồ do giáo sư công nghệ thực phẩm quốc tế Shlomo Navarro thiết kế, tuy coi bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng bên trong ẩn chứa các đặc tính giúp lương thực tránh được việc tiếp xúc với không khí, độ ẩm, nhiệt độ, côn trùng và các tác nhân gây hại khác từ bên ngoài. Túi hiện được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Đông, Pakistan…

Nông nghiệp trực tuyến

 

Có tên Hệ thống Kiến thức nông nghiệp trực tuyến (Agricultural Knowledge Online - AKOL), đây là một hệ thống tương tác trực tuyến trên toàn cầu, liên kết kho dữ liệu về kiến thức nông nghiệp, các chuyên gia và nông dân để giải quyết bất cứ một vấn đề gì trong nông nghiệp. Mọi nông đân giờ đây có thể truy cập vào hệ thống này, học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm và yêu cầu sự giúp đỡ, tư vấn phương pháp, giải pháp nông nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu, các nhà sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp về vấn đề của họ.

Công nghệ tưới nhỏ giọt

Do kỹ sư tài nguyên nước Israel, Simcha, tình cờ phát hiện rằng sự nhỏ giọt chậm và đều đặn dẫn đến khả năng kích thích tăng trưởng đáng kể trên thực vật. Từ phát hiện trên, ông đã chế tạo ra một loại ống dẫn nước có các đầu tưới từ từ nhỏ từng giọt nước theo tỷ lệ tối ưu nhất cho từng loại cây trồng.

Công nghệ tưới nhỏ giọt
Công nghệ tưới nhỏ giọt do kỹ sư tài nguyên nước Israel, Simcha, tình cờ phát hiện nay đã phổ biến toàn thế giới.

Từ đó đến nay, công nghệ tưới nhỏ giọt này và các giải pháp tưới tiêu vi thủy lợi nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới và được liên tục được phát triển tốt hơn. Các mô hình tưới nhỏ giọt mới nhất là công nghệ tự làm sạch đường ống và duy trì tốc độ dòng chảy thống nhất bất kể chất lượng nước và áp suất nước trong hệ thống tưới.

Công nghệ tưới nước từ không khí

Nhưng tuyệt vời hơn nữa là công nghệ Tal-Ya tưới nước bằng khay nhựa dùng nhiều lần để thu thập sương, hơi nước từ không khí, giúp giảm lượng nước phải tưới cho cây trồng, có thể tiết kiệm lên đến 50% lượng nước tưới. Mấu chốt của công nghệ là các khay vuông dạng phễu được làm từ nhựa tái chế với các bộ lọc tia cực tím, chính giữa chừa lỗ trống cho cây trồng, trên mặt khay được thiết kế thành những nếp gấp hình rẽ quạt hướng về lỗ trống này. Ban ngày, hơi nước từ mặt đất bốc lên sẽ bám vào mặt dưới của khay, ngưng tụ và theo những nếp gấp này chảy vào gốc cây. Ban đêm, sương khuya rơi xuống đọng lại trên bề mặt của khay và cũng theo những nếp gấp này tưới thẳng vào gốc. Nếu trời mưa, các khay này sẽ hứng nước mưa và tưới cho cây, giúp làm tăng hiệu quả hiệu quả tưới của mỗi milimet nước mưa lên 27 lần.

Khay thu thập nước tười cho cây trồng từ không khí.
Khay thu thập nước tười cho cây trồng từ không khí.

Ngoài ra các khay cũng còn hạn chế ánh mặt trời để cỏ dại không thể bén rễ, và bảo vệ thực vật khỏi sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt tại các vùng sa mạc, đất cằn, đồng thời cùng làm giảm sự ô nhiễm nước ngầm.

Sản xuất thực phẩm từ khí CO2

Khí CO2 là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, nhưng sẽ ra sao nếu CO2 được sử dụng để nuôi trồng? Đó là điều mà công nghệ seambiotic của Israel mang lại. Chúng ta biết rằng tảo là loài thực vật có thể mang lại giá trị sinh học cao gấp 30 lần so với các loại cây trồng trên mặt đất, và cũng là yếu tố chủ chốt trong việc tạo ra phần lớn lượng oxy cho chúng ta hít thở hằng ngày. Do thức ăn chính của tảo là ánh sáng và CO2, nên hệ thống seambiotic sẽ đem nguồn CO2 được phát thải từ các nhà máy biến thành nguồn cung cấp thức ăn cho tảo.

Những hồ nuôi tảo cho giá trị cao gấp 30 lần các cây trồng trên mặt đất.
Những hồ nuôi tảo cho giá trị cao gấp 30 lần các cây trồng trên mặt đất.

Tại các vùng châu Phi và Trung Đông, ánh sáng mặt trời là thứ không hề thiếu, với thời gian có ánh sáng hàng năm cao nhất thế giới, hai khu vực này chính là thiên đường cho việc nuôi tảo. Vì vậy sẽ thật là tuyệt vời khi một công nghệ vừa có thể giải quyết vấn đề phát thải CO2 ra không khí lại vừa đem lại sản phẩm với giá trị kinh tế cao.

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất