, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 16/12/2021, 11:31

NGÀNH LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HẬU COVID-19: Lấy “chuyển đổi số” làm phương châm

NHƯ UYÊN
Đó là nhận định từ Hội thảo “Những xu hướng chính thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trong bối cảnh mới” vừa diễn ra ngày 15/12/2021.
Ngành lương thực thực phẩm cần được tập trung phát triển, phục hồi hậu đại dịch.

Hội thảo do Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức trong khuôn khổ chương trình “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm 2021”.   

Tham dự Hội thảo có ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc phụ trách ITPC, ông Nguyễn Đặng Hiến - Phó Chủ tịch FFA, TS Kinh tế Huỳnh Thanh Điền - Nhà nghiên cứu, tư vấn chính sách kiến tạo môi trường phát triển doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Dũng - Chuyên gia kinh tế cùng hội viên FFA và các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành lương thực thực phẩm (LTTP). 

Phát biểu khai mạc, ông Trần Phú Lữ cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và sự lưu thông hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu tại TP.HCM vẫn tăng trưởng dương. Tính đến tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu đạt mốc 109,05 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành LTTP chiếm gần 13,8% tổng kiêm ngạch. Đây là một tín hiệu cho thấy ngành LTTP không chỉ là một ngành thiết yếu, mà còn là ngành trọng yếu trong phát triển kinh tế TP.HCM và cần được tập trung phát triển, phục hồi hậu đại dịch. 

Theo TS Huỳnh Thanh Điền, xu hướng phát triển của ngành LTTP đang có những thay đổi lớn: tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ trong kinh doanh sản xuất, và chuyển dịch từ mua bán trực tiếp sang mua bán trực tuyến. Về xu hướng tiêu dùng, khách hàng hiện nay thường tin dùng những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thành phần dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường sức khỏe, mẫu mã đẹp, tiện dụng. Vì vậy, để gia tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành LTTP cần linh hoạt thích ứng với những thay đổi này. 

Đa số các ý kiến đều bày tỏ sự cấp thiết trong việc thúc đẩy “chuyển đổi số” trong ngành LTTP, lấy công nghệ số làm phương châm hoạt động. Ngoài vai trò đáp ứng nhu cầu truy xuất thông tin, nguồn gốc sản phẩm của khách hàng trong và ngoài nước, công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp tương tác, tiếp nhận hàng và kiểm tra chất lượng từ xa, đa dạng hóa phương thức thanh toán, kênh phân phối, phân khúc khách hàng; và hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng. 

Tại hôi thảo, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cũng có những kiến nghị đến lãnh các cấp. Theo ông,  để ngành LTTP phát triển vững chắc, đảm bảo hoàn thành sứ mệnh an ninh lương thực thì các cơ quan hữu trách nên có các hoạt động như giới thiệu các gói tín dụng ưu đãi đặc biệt, lãi suất thấp cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực LTTP cũng như gói đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ ngành LTTP. Đồng thời, cũng cần phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu lớn để quản lý chuỗi cung ứng theo phân khúc, địa phương, vùng miền; thành lập trường đại học và ngân hàng chuyên ngành LTTP và phát triển chuỗi LTTP trên nền tảng mạng xã hội…

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất