, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 22/03/2024, 05:47

Ngày dành hơn 3 tiếng chăm đàn dê, anh nông dân thu hàng trăm triệu/năm

NGUYỄN THƠM
Mỗi ngày, anh chỉ dành ra khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ để chăm sóc mấy trăm con dê mà mỗi năm anh thu về đến 600 triệu đồng.

Đang sở hữu đàn dê hơn 200 con, anh Lê Hoàng Chương (trú tại xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết nhờ có đàn dê này mà anh có thu nhập ổn định, mỗi năm thu về khoảng 600 triệu đồng.

Trước đây, thức ăn cho đàn dê nhà anh có thể xin được, không mất tiền mua nên lợi nhuận thu nhập rất cao. “Địa phương tôi là vùng trồng mít Thái nên có những quả mít xấu không bán được, các nhà vườn thường bỏ đi. Mấy năm trước, tôi thường đến tận nhà vườn để xin những quả mít đó”, anh nói.

Có những ngày, anh xin được cả tấn mít về cho đàn dê nhà mình ăn. Những quả mít xin về sẽ được cho vào máy băm nhỏ và cho dê ăn trong ngày. Ngày nào cũng vậy, anh đều đi chở mít xấu về nhà, chất đống và cho dê ăn dần.

Theo đó, chi phí nuôi hồi đó rất rẻ vì mỗi ngày, anh chỉ bỏ ra khoảng 300 nghìn đồng để mua cỏ cho dê ăn thêm. Còn lại, dê sẽ ăn mít mà anh đi xin được, không mất đồng nào.

Dê là con vật khỏe mạnh, ít mắc bệnh nên nuôi cũng nhàn. Mấy năm trước, giá dê thương phẩm đạt 140.000 – 150.000 đồng/kg. Theo anh, thời điểm đó, nuôi dê chi phí bỏ ra thấp, thời gian chăm sóc ít mà lợi nhuận lại cao.

Trại dê hơn 200 con của nhà anh Chương đang đem lại thu nhập 600 triệu đồng/năm.

Nhưng 2 năm trở lại dây, anh không còn xin được mít về cho dê ăn nữa. Vì tại quê anh, có công ty đã thành lập và chuyên thu mua những quả mít xấu với giá rẻ. Anh đã ký hợp đồng để mua lại số mít đó về cho đàn dê nhà mình anh.

Không chỉ thế, do kinh tế khó khăn, giá dê thương phẩm cũng giảm hơn nhiều. Hiện tại, anh bán được khoảng 90.000 đồng/kg.

“Đầu ra vẫn ổn là tôi thấy mừng rồi, mức thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm nhưng lợi nhuận không còn được như trước nữa nhưng nuôi dê nhàn nên tôi vẫn duy trì”, anh nói.

Anh cho biết đàn dê nhà anh khoảng 200 con nhưng mỗi ngày anh chỉ dành ra khoảng 3 tiếng để cho dê ăn uống và dọn chuồng. Còn lại, anh có rất nhiều thời gian rảnh trong ngày để có thể làm công việc khác, tạo thêm thu nhập.

Chuồng dê được anh Chương dựng theo kiểu nhà sàn, làm bằng gỗ, thoáng mát, khô ráo nên không phát sinh mùi hôi. Với dê thịt, anh thường nuôi khoảng 6 tháng sẽ xuất bán, còn dê giống sinh sản thì sẽ nuôi lâu hơn.

“Nhiều hộ dân quanh vùng này có thêm thu nhập nhờ bán cỏ cho đàn dê nhà tôi. Vì vậy, chính quyền địa phương rất tạo điều kiện và thường xuyên dẫn các hộ dân muốn nuôi dê đến học hỏi mô hình nuôi dê làm kinh tế của tôi", anh Chương cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Hoa (52 tuổi) cho biết gia đình bà cứ mỗi khi dọn vườn lại đưa cỏ đến bán cho anh Chương vừa có thu nhập lại vừa không phải tìm chỗ bỏ đi như trước kia. Nhờ vậy, bà Hoa có thể kiếm thêm một triệu đồng từ việc bán cỏ mỗi tháng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Anh Hoàng Vân là một trong những người tiên phong trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ cho cá tại Việt Nam. Hơn 10 năm nay, anh thực hiện cắt mí mắt, cắt môi, sửa vảy, mang... cho hàng trăm con cá rồng. Thu nhập mỗi tháng lên đến chục triệu đồng.

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).


Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất