, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 24/04/2023, 17:44

Ngày hội Việt phục "Tóc xanh Vạt áo": Lan tỏa tình yêu Việt phục

THÙY DUNG
Ngày 23/4, tại trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM đã diễn ra Ngày hội Việt phục "Tóc xanh Vạt áo" lần thứ 3. Sự kiện do Đoàn trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.
Các bạn trẻ tham gia Ngày hội Việt phục "Tóc xanh Vạt áo" lần thứ 3. Ảnh: Fanpage Sức Trẻ Nhân Văn.

Ngày hội "Tóc xanh Vạt áo" lần thứ 3 có 18 gian hàng trải nghiệm của 15 đơn vị làm văn hóa, trải dài trên các lĩnh vực: sưu tầm cổ vật, phục dựng - phỏng dựng cổ phục của các triều đại, thư pháp chữ Nho & chữ Quốc ngữ, văn hóa đình làng Việt Nam, phát triển nghệ thuật làm tranh truyền thống miền Bắc, các boardgame đặc sắc mang âm hưởng văn hóa Việt, đồ gốm xưa và nay, cổ phục Chăm Pa...

Bên cạnh những hoạt động triển lãm, Ban Tổ chức còn sắp xếp nhiều chương trình đặc sắc tại khu vực sân khấu chính. Các sự kiện bao gồm: Tọa đàm “Hành trình hồi hương cổ vật Việt Nam” (khách mời: Nhà sưu tầm cổ vật Lê Gia & Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc); Trình diễn Việt phục của các thương hiệu nổi tiếng; Trình diễn trang phục cổ truyền Chămpa từ thế kỷ 10 - 14; Trình diễn các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống Việt Nam (dân ca quan họ, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế)...

Hoạt động tọa đàm được tổ chức tại khu vực sân khấu chính. Ảnh: Fanpage Sức Trẻ Nhân Văn.

Tại đêm gala tổ chức tại Hội trường Văn khoa (trường Đại học KHXH&NV) tối cùng ngày đã diễn ra talkshow “Đi tìm quốc phục Việt” với các diễn giả khách mời: TS Phan Thanh Hải (Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế), Họa sĩ Nguyễn Đức Bình (Chủ nhiệm CLB Đình Làng Việt), anh Tôn Thất Minh Khôi (đồng sáng lập và đồng trưởng Ban Tổ chức ngày hội "Tóc xanh Vạt áo").

Các đại biểu tham dự Đêm gala của Ngày hội. Ảnh: Fanpage Sức Trẻ Nhân Văn.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Tiến sĩ Phan Thanh Hải cho rằng câu chuyện phục hồi chiếc áo dài được khởi xướng từ cố đô Huế đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, nhất là trong giới trẻ. Các bạn trẻ thực hiện nhiều hoạt động góp phần khẳng định giá trị của Việt phục và bảo tồn, phát triển chiếc áo truyền thống của dân tộc. "Tôi gửi gắm niềm tin của mình vào thế hệ trẻ, các bạn sẽ lan tỏa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc" - Tiến sĩ Phan Thanh Hải chia sẻ.

Ngày hội năm nay thu hút khoảng 3.000 người tham gia trực tiếp. Ngoài sinh viên trong trường còn có sinh viên trong khối ĐHQG TP.HCM và các trường lân cận trên địa bàn thành phố đến tham dự.

Ngày hội thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia. Ảnh: Fanpage Sức Trẻ Nhân Văn.

Ngày hội Việt phục "Tóc xanh Vạt áo" cũng là sự kiện mở màn cho Tuần lễ văn hóa “Sóng đôi” lần thứ ba, năm 2023. Theo đó, Tuần lễ văn hóa "Sóng đôi" được tổ chức từ ngày 24/4 đến 28/4 với 5 hoạt động chính được diễn ra trong suốt tuần lễ: Lễ khai mạc Tuần lễ và Ngày hội Việt phục "Tóc xanh Vạt áo", Tuần lễ điện ảnh "Phim Việt nhân văn", Triển lãm mỹ thuật "Dòng chảy đôi mươi", cuộc thi ảnh trên mạng xã hội "Nét Việt", Lễ bế mạc tuần lễ và chương trình "Thường thức trăm năm".

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất