, //, :: GTM+7

Nghệ An cần 530 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa 84 hồ đập xuống cấp

TUỆ MINH
Trong 84 hồ chứa ở Nghệ An đã xuống cấp cần nâng cấp, sửa chữa có 14 hồ thuộc diện ưu tiên cấp bách với kinh phí 172 tỷ đồng và 70 hồ ưu tiên hư hỏng, xuống cấp với kinh phí hơn 360 tỷ đồng.
Tràn xả lũ của đập hồ Khe Thị (huyện Thanh Chương) bị xói lở - Ảnh: Thanh Xuân.

Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có tới 1.061 hồ, đập; gồm 963 hồ, đập do địa phương quản lý, 98 hồ, đập do doanh nghiệp thuỷ lợi quản lý. Trong đó, nhiều hồ, đập có dung tích lên đến hàng triệu m3 nước, trực tiếp cấp nước tưới tiêu cho hàng nghìn hécta hoa màu của người dân.

Tuy nhiên, phần lớn hồ, đập ở Nghệ An đã được xây dựng trên 40 năm, nhiều công trình đã xuống cấp, mất an toàn. Tính mạng, tài sản của người dân và hoa màu ở các vùng hạ lưu của hồ đập vẫn tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại lớn ở các thời điểm mưa lớn kéo dài, nhất là trong các năm gần đây, mưa lũ diễn biến rất bất thường.

Điển hình, hồ chứa nước Vực Mấu thị xã Hoàng Mai được đầu tư nâng cấp từ những năm 2009, có trữ lượng thiết kế 75 triệu m3 nước. Ngoài việc tưới cho trên 4.600ha đất canh tác, công trình này còn cấp nước sinh hoạt cho gần 40.000 hộ dân khu đô thị Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, cấp nước cho công nghiệp 11,388 triệu m3/năm. Trước mùa mưa lũ năm nay, hệ thống báo mực nước, đo mưa đã bị hỏng, công nhân phải thực hiện bằng thủ công.

Còn hồ chứa nước Sông Sào được khởi công xây dựng từ 1999, đạt dung tích 51,42 triệu m3, được đánh giá là công trình phục vụ đa mục tiêu. Trước mùa mưa lũ năm nay cũng gặp những khó khăn như không có trạm quan trắc, đo mưa ở lòng hồ, vì vậy phải quan trắc, đo mưa bằng thủ công. Tại công trình chưa có máy phát điện nên khi mất điện phải sử dụng nhiều lao động để quay cửa tràn, ảnh hưởng đến khâu vận hành an toàn hồ chứa. Khi mực nước lên cao xả tràn đạt 3 cửa cũng gây ngập úng cho các hộ dân ở xã Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, thị trấn Nghĩa Đàn (Nghĩa Đàn).

Tháng 9/2021, thân đập Bàn Vàng (xã Tiến Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đã bất ngờ bị vỡ một đoạn dài sau trận mưa lớn. Hàng trăm người dân địa phương đã phải trắng đêm đóng cọc, vác đá hộc gia cố thân đập.

Người dân gia cố thân đập bị vỡ trong đêm.

Theo lãnh đạo xã Tiến Thành, đập Bàn Vàng được xây dựng từ hàng chục năm trước, chủ yếu đắp bằng đất, qua thời gian dài đã xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể do tại vị trí cống của đập bị xói, cộng thêm tổ mối lâu ngày phía trong thân đập đã khiến đập bị vỡ khi lượng nước đổ về nhiều.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Trường Thành, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An cho biết: Vừa qua chi cục đã đề xuất UBND tỉnh bố trí vốn để giai đoạn 2021 - 2025, sẽ nâng cấp, sửa chữa 84 hồ chứa, với tổng kinh phí hơn 530 tỷ đồng. Trong đó, 14 hồ thuộc diện ưu tiên cấp bách với kinh phí 172 tỉ đồng và 70 hồ ưu tiên hư hỏng, xuống cấp với kinh phí hơn 360 tỷ đồng.

"Trung bình việc sửa chữa, nâng cấp một hồ đập nhỏ mất khoảng 10 tỉ đồng, hồ đập lớn phải hàng chục tỷ đồng" - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An cho biết thêm.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất