, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 28/12/2023, 08:57

Nghề hầm than đước trăm tuổi ở Cà Mau

Từ lâu nghề hầm than đã trở thành nghề truyền thống của nhiều gia đình huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Lúc phát triển cao điểm nhất, hai huyện này có hàng ngàn lò than cháy suốt ngày đêm.
Một điểm làm than nhìn từ trên cao.

Đặc điểm dễ nhận biết khi đến xứ hầm than là những mái lá đen kịt vì ám khói, nhuộm màu bụi than. Mùi củi đun hòa quyện với mùi củi hầm tạo ra một mùi hương đặc trưng. Gánh nặng mưu sinh khiến người dân chấp nhận làm quen với khói bụi, nhọc nhằn.

Giống như các hợp tác xã hầm than khác, HTX than đước Tân Phát, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển với 12 thành viên hoạt động hàng chục năm nay với 21 lò. Bình quân mỗi tháng nơi này xuất gần 100 tấn than bán ra thị trường trong và ngoài nước.

Công nhân làm than khá vất vả.

Mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều là chị Đặng Kim Thuỷ, ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển sẽ đến lò than làm những công việc như cắt cây, chất củi vào lò, đốt lò và ra than. Mặc dù công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiều khói, bụi than nhưng chị Thuỷ chỉ có thu nhập từ 200 đến 250 ngàn đồng/ngày.

Chị Thuỷ cho biết làm than là nghề nặng nhọc chủ yếu do nam giới làm nhưng trong lò vẫn có hơn 50% lao động theo nghề là nữ. Sở dĩ có nhiều chị em chọn theo nghề này vì nơi làm việc gần nhà, tuy vất vả nhưng cũng có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.

“Mình vô lò vầy ngộp và nóng dữ lắm, hồi mới làm hông chịu nổi, giờ mình làm riết rồi quen thôi” - chị Thủy tâm sự. 

Nguyên liệu làm than là những cây gỗ thân nhỏ.

Mỗi mẻ than từ khi xếp củi vào lò đến khi ra bọc bán cho thương lái mất thời gian gần hai tháng. Người làm nghề hầm than lâu năm chỉ cần nhìn khói đốt lò là biết được than đã đủ lửa hay chưa để đưa ra quyết định bít lò chờ than nguội. Mỗi lò than tuỳ theo độ lớn nhỏ mà cho ra được lượng than từ 12 đến 15 tấn.

Do thị trường ngày nay sử dụng nhiều chất đốt như gas, điện nên lượng than tiêu thụ ít, lợi nhuận của các chủ lò và người làm nghề than cũng giảm theo. Nghề hầm than ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chỉ còn vài HTX hành nghề.

Hiện chỉ còn vài HTX làm nghề này.

Chứng kiến bà con làm việc ở xóm lò than mới thấy hết được nỗi cơ cực của nghề này. Nặng nhọc là thế, thu nhập lại không cao nhưng những người làm than vẫn gắn bó với nghề, bởi có lẽ đây vừa là kế sinh nhai, vừa là cái nghiệp, cái duyên mà họ đã lựa chọn.

(Bài do Tạp chí điện tử Nông thôn Việt phối hợp với Truyền hình báo Tuổi Trẻ thực hiện)

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Anh Hoàng Vân là một trong những người tiên phong trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ cho cá tại Việt Nam. Hơn 10 năm nay, anh thực hiện cắt mí mắt, cắt môi, sửa vảy, mang... cho hàng trăm con cá rồng. Thu nhập mỗi tháng lên đến chục triệu đồng.

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm





Bất cứ ai là dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đều biết về sự tích “Ông Cả Cọp” ở xã Châu Bình. Đó là chuyện của một con cọp làm Hương cả của làng Châu Bình...

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất