, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 24/09/2021, 19:34

Nghệ sĩ, nghệ nhân hưởng ứng việc bảo tồn dân ca, dân vũ

THANH HIỆP
(nld.com.vn)
Nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian đã bày tỏ phấn khởi trước quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tuyên truyền công tác bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc thiểu số trên những kênh phát thanh, truyền hình.
Các nghệ nhân dân tộc Thái ở Điện Biên trình diễn nghệ thuật ”múa sạp, múa xòe”

Vụ Văn hóa dân tộc - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chủ trì, phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc và Ban Truyền hình tiếng dân tộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV5) cùng các đơn vị liên quan thống nhất xây dựng kịch bản, tổ chức dàn dựng, biểu diễn, thu âm, ghi hình chương trình nghệ thuật tuyên truyền về giá trị dân ca, dân vũ truyền thống.

NSND Phạm Thị Thành cho biết nghệ sĩ, nghệ nhân rất hồ hởi trước thông tin này. Theo bà, nghệ thuật dân ca, dân vũ của các dân tộc khu vực miền Trung, Đông Bắc và ở miền Nam rất đặc sắc, phong phú. Đây sẽ là hoạt động mang ý nghĩa lưu trữ những chương trình nghệ thuật tuyên truyền về giá trị nghệ thuật như: hát Then, đàn Tính, múa Khơ me…. 
"Chúng tôi rất phấn khởi trước thông tin bảo tồn những giá trị độc đáo của dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số" – NSND Phạm Thị Thành bày tỏ.

Nghệ nhân Quỳnh Hoàng (xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) biểu diễn khèn trong một bản hòa tấu nhạc dân tộc của người Tà Ôi

Theo dự án này, trong từng nội dung sẽ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa dân tộc. "Quan trọng nhất là giúp thế hệ trẻ nâng cao nhận thức và trách nhiệm để cùng các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số hiểu chung sức bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ truyền thống" – NSND Lệ Thi (Đoàn Văn công Kiên khu 5) nhìn nhận.

Các đài truyền hình trong cả nước sẽ quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, nhằm phục vụ rộng rãi du khách trong nước và nước ngoài, góp phần thu hút, phát triển du lịch tại địa phương.

Trang phục truyền thống đồng bào dân tộc Dao trong đám cưới Ảnh: TRẦN HUẤN

Nhiều nhà chuyên môn bày tỏ quan tâm đến kế hoạch xây dựng chương trình nghệ thuật, phát hành đĩa DVD và phát sóng tuyên truyền về giá trị di sản hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng và Thái. Quan trọng hơn là tập trung sáng tác kịch bản, dàn dựng, biểu diễn, thu âm, ghi hình chương trình nghệ thuật với sự kết hợp từ các điệu Then truyền thống, hòa tấu đàn Tính, nghi lễ và các yếu tố diễn xướng dân gian có giá trị tiêu biểu.

Điều mà các nhà chuyên môn quan tâm là sự kết hợp từ các làn điệu dân ca, điệu múa với trang phục toát lên tính sử thi. Trong đó, nhiều tác phẩm truyện thơ, nghi lễ mang âm hưởng dân gian, khơi dậy lòng từ hào bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Thnam Chmay diễn ra từ 13-16/4.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất