, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 07/03/2022, 17:56

Người bảo vệ kỳ giông khổng lồ Trung Quốc

NA
(nature.com)
Wansheng Jiang là Phó Giáo sư tại Đại học Jishou (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Ông đã nghiên cứu về loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) đang bị đe dọa, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng.
Wansheng Jiang đang thả một con kỳ giông khổng lồ Trung Quốc tại sông Golden Whip ở Công viên Rừng Quốc gia Trương Gia Giới vào một buổi sáng sớm của tháng 9 năm 2021.

Từ khi còn nhỏ, Wansheng Jiang đã có niềm yêu thích với động vật thủy sinh. Anh lớn lên ở một ngôi làng nông thôn của tỉnh Hồ Nam và phần lớn thời thơ ấu gắn liền với việc chơi và câu cá ở sông, hồ gần nhà. Nhờ đó mà Jiang biết được nhiều loài cá, hiểu được đặc tính của chúng. Càng ngày, anh càng say mê và quan tâm tìm hiểu về hệ sinh thái ở sông.

Ở đại học Jishou, Jiang nghiên cứu về loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc. Nghiên cứu của Wansheng Jiang tập trung vào sinh học bảo tồn và sinh thái học tiến hóa của kỳ giông.

Loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) có nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử, miền trung Trung Quốc. Chúng đang bị đe dọa tuyệt chủng do bị mất dần môi trường sống và bị đánh bắt quá mức cho việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong dân gian. 

Đây là loài hoang dã, sống về đêm, ở những vùng hẻo lánh. Điều này làm cho việc nghiên cứu về chúng trở nên khó khăn hơn. Nhóm của Jiang đã thử nhiều cách khác nhau để theo dõi chúng, bao gồm việc đi bộ dọc theo bờ sông vào ban đêm với những ngọn đuốc và chụp ảnh kỳ giông dưới nước. 

Nhưng có lẽ những kỹ thuật cơ bản đó không mang lại hiệu quả như nhóm nghiên cứu mong muốn. Cuối cùng, Jiang và đồng nghiệp phát hiện ra rằng, cách tốt nhất để bẫy kỳ giông hoang dã là sử dụng cá nhỏ và gan gà sống làm mồi nhử. Quá trình nghiên cứu gặp nhiều thách thức nhưng Jiang chia sẻ: “Chúng tôi đã học được cách kiên nhẫn và trân trọng mọi thành công nhỏ mà chúng tôi có được”.

Sau quá trình thu thập mẫu và phân tích di truyền, nghiên cứu cho thấy kỳ giông phát triển nhanh chóng khi có nguồn thức ăn dồi dào, nhưng khi thức ăn khan hiếm, chúng vẫn có thể sống lên đến 11 tháng mà không cần ăn. Điều này đã để lại cho nhóm nghiên cứu một bài học quan trọng trong cuộc sống, đó là: “Thích nghi để phát triển mạnh hơn”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất