, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 03/09/2022, 13:35

Người dân Mỹ có xu hướng trữ đông cả con lợn/bò để tiết kiệm

HẠNH HOÀNG
(theo Washington Post)
Giá thịt tại Mỹ đã tăng 11% trong năm vừa qua khiến nhiều người dân phải thay đổi thói quen mua sắm và tiêu dùng loại thực phẩm thiết yếu này.

Số tiền chi tiêu hàng tuần của gia đình anh Logan Wagoner tại St. Louis, Mỹ gần đây đã lên tới 200 USD (khoảng 4,7 triệu VNĐ). Với ba đứa con nhỏ cùng chi phí thực phẩm tăng cao, anh  quyết định đã đến lúc phải mua cả con lợn.

Vậy là người luật sư vốn quen ngồi bàn giấy này đã đặt mua 1 nửa con bò, cả con lợn cộng với một chiếc tủ đông hiện chứa khoảng 1,5 tạ thịt xông khói, xúc xích, thịt bò bít tết, thịt bò xay và xương trong tầng hầm của mình.

Anh Wagoner, 36 tuổi, cho biết: “Các con tôi ăn rất nhiều xúc xích, và giá thì đắt quá. Tôi còn biết làm thế nào khác?'"

Anh và vợ đã chi khoản tương đương 46 triệu VNĐ (bao gồm cả 16 triệu VNĐ cho tủ đông) và giờ, gia đình anh đã có đủ thịt để dùng trong một năm. Hóa đơn của họ đã giảm xuống còn khoảng 3 triệu VNĐ/tuần.

Chiếc tủ đông của gia đình anh Wagoner.

Lạm phát ở Mỹ đã lên mức cao nhất hoặc gần cao nhất 40 năm qua, trong đó, giá thịt đã tăng 2 năm liên tiếp. Theo Giáo sư kinh tế nông nghiệp Glynn Tonsor, Đại học bang Kansas, phần lớn người Mỹ đã điều chỉnh cách mua thịt vì lạm phát. Nhiều người mua ít đi hoặc mua các loại rẻ hơn như jambon thay vì thịt miếng. Nhưng một số người, như anh Wagoner thậm chí còn tiết kiệm triệt để: mua nguyên con bò hoặc lợn rồi cất tủ đông.

Lượng người Mỹ mua thịt trực tiếp từ các trang trại đã vượt mức trước đại dịch. Những người chăn nuôi gia súc trên khắp nước Mỹ cho biết họ đang đáp ứng nhiều yêu cầu đặt hàng trực tiếp hơn. Một số đang thay đổi mô hình kinh doanh để phù hợp với việc người ta đặt mua nửa hoặc 1/4 con bò.

Cậu bé Lane Murray, 11 tuổi, đang giúp cha mình là Bret Murray chuyển một con bò tại bang Oregon, Mỹ.

Trang trại của gia đình Carey trước kia chỉ chuyển gia súc của mình tới các đồng cỏ hoặc khu vỗ béo thâm canh. Tuy nhiên hiện nay, nhà Carey đang tiến hành phân phối những hộp thịt tối thiểu khoảng 10 kg tới các khách hàng khắp nước Mỹ. Doanh số bán hàng bắt đầu tăng vọt khoảng tám tháng trước, ngay khi giá nhiên liệu bắt đầu tăng.

Trong khi đó, tại trang trại Wilson Dowell, nhu cầu mua bò nửa con hoặc nguyên con đã tăng nhanh đến mức lượng bò xuất cả năm nay đã được đặt trước hết. Giá bán ra của trang trại đã tăng khoảng 50.000 VNĐ/1 kg. Tuy nhiên mức tăng này không thấm vào đâu so với sự tăng giá bán lẻ tại các siêu thị.

Anh Leavitt, một người làm hành chính cho biết: “Khắp nơi người ta nói về chuyện lạm phát. Tôi cảm thấy yên tâm hơn khi trong nhà có một tủ lạnh đầy thịt.”

Một trang trại bò tại bang Oregon, Mỹ.

Việc mua thịt trực tiếp tại các trang trại, thường là các trang trại gia đình giúp loại bỏ rất nhiều chi phí trung gian. Theo đó, thông thường tại các siêu thị bán lẻ, các chủ trang trại chỉ nhận được khoảng 39% giá mà người tiêu dùng chi trả. Giờ đây, khi muốn ăn bít tết ngon, thay vì phải trả khoảng 700.000 VNĐ/1 kg thịt, người tiêu dùng sẽ chỉ phải trả khoảng 250.000 đồng/1 kg nếu mua số lượng lớn và trữ đông.

Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, nhiều gia đình vẫn sẽ cần phải tính toán kỹ cách mua dữ trữ này vì họ sẽ phải đầu tư tủ đông phù hợp với số lượng người. Cùng đó, các chi phí như tiền chế biến, tiền điện… cũng cần được tính đến.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất