, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 08/09/2022, 05:25

Người dân Nhật Bản thay đổi chế độ ăn uống, chính phủ lo thiếu lương thực

KHÁNH NGUYÊN
(Theo Bloomberg)
Người dân Nhật Bản đang dần thay đổi khẩu vị, chế độ ăn uống khi thu nhập của họ tăng lên. Điều này dẫn đến lương thực nội địa gặp nhiều rủi ro. Chính phủ đã phải lên kế hoạch trích chi tiêu ngân sách hàng năm riêng biệt nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Một lão nông thu hoạch lúa tại cánh đồng gần núi Phú Sỹ. Sản lượng gạo chất lượng cao trong nước vẫn không đáp ứng được nhu cầu thời đại của người dân Nhật. Ảnh: Bloomberg

Lên kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực trong nước

Chính phủ Nhật Bản dự kiến thiết lập một khoản ngân sách cho an ninh lương thực trong những năm tới, nhưng cả chủ quan lẫn khách quan có vẻ đều vấp phải những khó khăn nhất định. Chẳng hạn như dân số già ngày càng nhiều và tốc độ nhanh hơn, thiếu lao động, nợ công chồng chất do các chương trình hỗ trợ kinh tế trước lớn trước đó đã chi.

Đất nước mặt trời mọc phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu nên họ buộc phải tăng sản lượng lương thực nội địa và tự chủ nguồn cung nguyên liệu thô nhiều hơn. Nhiều chính trị gia kêu gọi chính phủ cần coi an ninh lương thực là chiến lược quốc gia. Đơn cử như cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Hiroshi Moriyama đã phải dẫn đầu một nhóm chính trị gia đề nghị Thủ tướng Fumio Kishida có hành động ứng phó.

Một tàu chở lúa mì nhập khẩu từ Úc cập cảng Chiba khi nhu cầu các sản phẩm lúa mì ngày càng cao tại Nhật. Ảnh: Bloomberg

Đồng tình với vấn đề này, ông Nobuhiro Suzuki - Giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Tokyo, cho rằng để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia, Nhật Bản cần tăng lượng gạo và lúa mì trồng trong nước. Theo ông lương thực nên đi trước vũ khí.

Văn phòng nội các Nhật Bản gần đây đã đề ra một kế hoạch kinh tế mới, kêu gọi tăng sản lượng chăn nuôi trong nước, lúa mì, gạo và các loại thực phẩm cần thiết khác. Nhưng kế hoạch là vậy, triển khai thực tế có lẽ còn nhiều gian nan do nhiều thách thức, đến ngân sách cho việc này còn chưa được thông qua. 

Người tiêu dùng Nhật nhiều tháng nay chịu nhiều ảnh hưởng do giá lương thực toàn cầu tăng cao, thiếu hụt phân bón và lạm phát nhiên liệu, đồng yên cũng xuống thấp nhất so với USD trong hai thập kỷ qua. Dự báo trong những tháng tới bão giá có thể còn khiến người Nhật lao đao hơn nữa. Tuy nhiên đây là yếu tố khách quan, đáng lo ngại có thể nói là yếu tố chủ quan của chính người dân Nhật.

Thay đổi chế độ ăn uống khi thu nhập tăng

Lo ngại mất an ninh lương thực của chính phủ không phải tự dưng mà có. Thống kê cho thấy thời gian gần đây, người Nhật không còn giữ chế độ ăn sushi, cá và hải sản thanh đạm như truyền thống. Họ bắt đầu chuyển qua bánh mì, thịt, sữa, dầu ăn… khiến nền nông nghiệp nước này không đáp ứng được, đành phụ thuộc nhiều hơn vào lương thực nhập khẩu.

Nhờ mở rộng thương mại toàn cầu, nhập khẩu thực phẩm vào Nhật Bản ngày càng đa dạng. Chưa kể sự bùng nổ giao lưu văn hóa, du lịch, quảng cáo trên truyền hình, internet đã đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch thói quen ăn uống hơn. Ngoài ra, thay đổi lối sống và ưa chuộng thức ăn nhanh cũng đến từ việc có nhiều phụ nữ và người độc thân tham gia vào thị trường lao động so với trước đây.

Một bữa ăn sáng truyền thống của người Nhật gồm cơm, súp miso, cá và đậu lên men ngày nay đã thay bằng bánh mì và sữa. Ảnh: Getty Images

Dù nổi tiếng toàn thế giới về lối ăn uống lành mạnh, thì thực tế số cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s nhiều thứ ba thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc đã cho thấy sự quan ngại của chính phủ là đúng.

Các quan chức ngành nông nghiệp đã ra nhiều thông báo khuyến khích người dân tăng cường dùng nông sản nội địa, ăn nhiều lúa gạo trong nước hơn. Mức tiêu thụ gạo bình quân của người Nhật đang là 53 kg/năm, chưa bằng một nửa so với giữa thập niên 1960. Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã giảm xuống dưới 25 kg/năm so với hơn 40kg cách đó hai thập kỷ.

Khảo sát cho thấy người già thì chọn ăn kiêng ít tinh bột để giữ sức khỏe, người trẻ thì bận rộn với công việc không có thời gian nấu nướng, chưa kể nấu theo cách truyền thống Nhật đòi hỏi nhiều công sức và thời giờ. Những ai còn giữ thói quen ăn cá thì lại chọn cá nhập khẩu từ Na Uy và Chile. Nhiều gia đình Nhật ngày nay thường bắt đầu ngày mới với bữa sáng có bánh mì và sữa chua thay vì những món truyền thống như cơm, súp miso và cá nướng.

Cựu quan chức Bộ Nông nghiệp Yamashita cho rằng một trong những giải pháp để thay đổi thực trạng này là bỏ chính sách giảm sản lượng và để giá giảm. Khi nâng cao năng suất và mở rộng diện tích canh tác, sản lượng gạo thực sự có thể tăng lên 16 triệu tấn/năm so với mức 7 triệu hiện nay. Sản lượng tăng sẽ giúp giảm giá thành, người tiêu dùng sẽ quan tâm gạo Nhật hơn là gạo nhập. Nếu có xảy ra khủng hoảng lương thực, chính phủ có thể tạm dừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.



Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất