, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 26/02/2023, 11:54

Người đàn ông mắc bệnh gút vì thích cho thứ gia vị này khi nấu nướng

NHẬT DƯƠNG (Theo Aboluowang)
Đây là loại gia vị phổ biến trong nhiều gia đình, có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hiện nay, tình trạng tăng axit uric trong máu ngày càng tăng cao, các biến chứng do nó gây ra cũng đa dạng hơn, điển hình là các bệnh như gút, rối loạn chức năng thận, rối loạn tim mạch, cao huyết áp… Tăng axit uric máu chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, dưới đây là một trường hợp điển hình.

Tiểu Trương (Trung Quốc) là nhân viên văn phòng. Anh sống một mình ở thành phố, có thói quen tự nấu ăn để tiết kiệm tiền. Khoảng 2 tháng trở lại đây, dù thời tiết cực kỳ lạnh anh cũng đắp mỗi cái chăn, không dám bật máy sưởi. Vào một đêm khi đang ngủ, anh bỗng giật mình tỉnh dậy vì cơn đau nhói đột ngột ở đầu gối, bật đèn lên thì thấy nó đã sưng đỏ.

Ngay sáng hôm sau, Tiểu Trương vội vàng tới gặp bác sĩ kiểm tra. Sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ phát hiện chỉ số axit uric trong cơ thể anh cao tới 536 mol/L, vượt xa mức bình thường. 

Khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt hằng ngày, bác sĩ biết được Tiểu Trương thường xuyên mua thực phẩm giá rẻ để nấu ăn. Trong quá trình nấu nướng thường thích cho thêm dầu hào để món ăn được béo và thơm hơn. Hầu như các món nào anh cũng thích cho thêm dầu hào và ăn nó mỗi ngày.

Được biết, nguyên liệu chính của dầu hào là con hàu. Hàu là một loại hải sản chứa nhiều purine, nếu ăn nhiều và trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tăng hàm lượng purine trong cơ thể, dễ dàng gây tăng axit uric trong máu, cuối cùng dẫn tới bệnh gút.

Bác sĩ cho biết, nếu có những dấu hiệu bất thường dưới đây chứng tỏ lượng axit uric trong cơ thể đang tăng cao.

- Tóc khô, dễ gãy rụng.

- Mắt khô, mờ, thị lực giảm.

- Nổi nhiều mụn trứng cá, nhiều vết thâm trên mặt.

- Đau thắt lưng, tim và vai.

- Thường khát nước, hay nóng giận, hôi miệng, ợ chua.

- Da bị sạm đen do trong cơ thể tích tụ một lượng lớn chất độc.

- Đi tiểu thường xuyên, ngủ không ngon giấc, hay ngáp, cơ thể uể oải.

Kiên trì 2 thói quen để giảm axit uric, đẩy lùi bệnh gút

1. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Khi axit uric tăng cao lâu ngày sẽ gây áp lực lên thận và các khớp trong cơ thể. Vì thế, cách tốt nhất là phải hạn chế các loại thực phẩm chứa purin và tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng giảm giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh gút, giảm đau khớp.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C ngoài họ cam quýt còn có ớt chuông, ổi, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, đu đủ…

Những người thường xuyên uống rượu, axit uric cao, có vấn đề về khớp cũng rất cần bổ sung vitamin C, không chỉ có thể giảm lượng purin, giảm áp lực trao đổi chất cho thận mà còn hình thành một lớp màng bảo vệ các khớp trên cơ thể, giúp ngăn ngừa sự mài mòn và cơn đau do nồng độ axit uric tăng cao. 

Đồng thời, trong giai đoạn này, người bệnh cũng cần kiêng rượu bia, hải sản, nội tạng động vật, từ bỏ các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

2. Uống nhiều nước và đi tiểu

Khi phát hiện axit uric tăng cao hoặc bệnh gút xuất hiện, người bệnh cần uống nhiều nước. Nước là thuốc giải độc tốt nhất cho cơ thể. Uống nhiều nước có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric, đạt được mục đích ổn định hàm lượng axit uric trong máu.

Ngoài ra, uống nhiều nước có thể thúc đẩy tiểu tiện, thúc đẩy axit uric bài tiết ra ngoài. Người bệnh cần đặc biệt chú ý không được nhịn tiểu, vì nhịn tiểu có thể khiến axit uric tích tụ trong cơ thể, từ đó khiến bệnh gút trầm trọng hơn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.


Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất