, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 01/12/2021, 12:54

Người trồng hoa Tết “chùng tay” đầu tư nhỏ giọt

KHÁNH NGÂN
(baodantoc.vn)
Vào thời điểm này các năm trước, người trồng hoa phục vụ cho Tết Nguyên đán ở Bắc Trung bộ bắt đầu xuống giống. Năm nay do diễn biến của dịch Covid- 19 và thời tiết bất thường, người trồng hoa và các làng nghề trồng hoa “chùng tay” không dám đầu tư lớn.
Vụ hoa Tết nay năm, gia đình bà Việt chỉ vào giống 600m2

Đầu tư cầm chừng

Thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là thôn có truyền thống trồng hoa từ lâu đời. Thôn này là vựa hoa cung cấp chính cho thị trường TP. Hà Tĩnh và các huyện lân cận. Vào cuối tháng mười âm lịch hàng năm, những hộ trồng hoa ở thôn Xuân Sơn bắt đầu tất bật vào vụ. Năm nay, không khí xuống giống rất khác, tâm lý dè chừng của người trồng hoa, đã thể hiện rất rõ qua diện tích bị thu hẹp, giống hoa hạng sang cũng không được người trồng hoa lựa chọn.

Gia đình bà Trần Thị Việt ở thôn Xuân Sơn đang làm đất để xuống giống hoa tết. Năm nay, gia đình bà chỉ vào giống với hơn 600m2. Tập trung vào các loại cúc như cúc vàng đại đóa, cúc kim cương, cúc tím. Các giống hoa như ly, lay ơn đòi hỏi đầu tư lớn cũng không được bà lựa chọn.

Có chung tâm lý như bà Việt, gia đình ông Bùi Công Trình cũng chỉ vào giống trên diện tích 1.000 m2, tập trung vào các giống hoa dễ trồng, đầu tư thấp và thị trường tiêu thụ bình dân, phổ biến như hoa cúc bản địa và cúc đại đóa.

Người trồng hoa ở thôn Xuân Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vào giống vụ hoa Tết

Theo ông Bùi Công Thư, Phó Chủ tịch xã Lưu Vĩnh Sơn cho biết, vụ hoa năm nay, toàn xã chỉ có 26 hộ xuống giống, với diện tích trồng gần 2 ha, chủ yếu là các loại hoa cúc. So với các vụ hoa trước đã giảm mạnh cả về diện tích lẫn chủng loại hoa

Còn tại xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), người trồng hoa ở đây cũng bắt đầu xuống giống hoa phục vụ vụ tết. Nhưng năm nay, không khí xuống giống khác hẳn những năm trước. Chủng loại giống hoa, diện tích và cả số người trồng hoa đều giảm mạnh.

Có 5ha đất chuyên trồng hoa, nhưng không như các năm trước, vụ hoa tết năm nay gia đình anh Nguyễn Quang Huyên, ở thôn 6, xã Lý Trạch chỉ xuống giống hơn 4 sào (2.000m2-PV), chủ yếu là giống hoa cúc, phụ thêm là một số loại hoa cắm tết khác. Còn hoa cao cấp đòi hỏi số vốn đầu tư lớn như hoa ly, lay ơn thì gia đình anh không xuống giống.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, anh Huyên, người sở hữu diện tích trồng hoa lớn nhất, nhì xã trầm ngâm: Thời gian gần đây, do dịch bệnh Covid-19 và thời tiết bất thường khiến gia đình tôi không dám “bung sức” đầu tư và mở rộng diện tích trồng hoa. Vụ hoa phục vụ tết năm nay, gia đình tôi chỉ xuống giống các loại hoa cúc là chủ yếu, diện tích trồng hoa cũng được thu hẹp rất nhiều so với các năm trước.

Lý Trạch là xã có diện tích trồng hoa lớn, tuy nhiên vụ hoa tết năm nay, toàn xã chỉ xuống giống 15ha

Đại dịch và biến đổi khí hậu “gây khó” người trồng hoa

Trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi, dịch bệnh còn diễn biến khó lường, thời tiết bất thường đã làm cho người trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán phải “chùng tay”, không dám đầu tư lớn.

Ông Lê Đình San, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, toàn xã duy trì thường xuyên diện tích 50ha trồng hoa, với 100 hộ dân trồng thường xuyên và hơn 700 hộ dân trồng thời vụ, chủ yếu trong vườn nhà. Vụ hoa Tết năm nay, diện tích trồng hoa của xã thu hẹp chỉ còn khoảng hơn 15ha, giảm mạnh so với mọi năm.

Lý giải cho việc diện tích trồng hoa trên địa bàn xã bị thu hẹp so với các năm trước, ông San cho hay, năm nay, thời tiết biến đổi thất thường khiến nhiều giống hoa ở phía Bắc vốn đã khó thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của miền Trung lại càng “gây khó” cho người trồng, chăm sóc. Từ việc tốn công chăm sóc, lại thêm chi phí để nhân tạo môi trường phù hợp cho cây hoa sinh trưởng, cho hoa đúng dịp làm cho người trồng hoa không có lãi nên họ không còn mặn mà.

Một nguyên nhân khác, được cho là tác động trực tiếp đến tâm người trồng hoa, đó là đại dịch Covid-19. Trong điều kiện kinh tế chưa thực sự phục hồi, dịch Covid -19 còn diễn biến phức tạp, người trồng hoa đầu tư cầm chừng, thu hẹp diện tích cũng là điều dễ hiểu.

Như để lý giải cho việc “chùng tay” đầu tư, giảm diện tích trồng hoa là một giải pháp, anh Nguyễn Quang Huyên, ở thôn 6, xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch) cho biết: Dịch Covid-19 ập đến, cả mấy dịp rằm, gia đình anh phải vứt bỏ một số lượng hoa lớn vì không có mối tiêu thụ. Gia đình anh cũng đã chủ động đưa sản phẩm bán trực tuyến trên mạng xã hội, nhưng kết quả cũng không khả quan, lượng người mua vẫn rất ít. “Diễn biến dịch bệnh chưa biết thế nào nên gia đình tôi cũng chỉ trồng ít phục vụ tết, chứ không giám đầu tư nhiều”, anh Huyên buồn rầu.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất