, //, :: GTM+7

Nguồn gen giống gà quý hiếm cần bảo tồn

HÀ VÂN tổng hợp

Theo QĐ số 88/2005/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 05 giống gà (gà Hồ, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Tè (Lùn), gà Tre) nằm trong danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Ngày 01 tháng 02 năm 2012, Bộ NN và PTNT tiếp tục bổ sung giống gà nhiều cựa Phú Thọ (Gà 9 cựa) vào danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn theo QĐ số 06/2012/TT-BNNPTNT.

1. Gà Hồ

Nguồn gốc: Vùng Hồ nay là làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Phân bố: Vùng Hồ nay là làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Hình thái: Con trống có chiếc mào to, hình hạt đậu và có màu đỏ hoặc màu hồng như màu hoa mẫu đơn, cánh giống hình vỏ trai úp sát vào thân, đuôi gà thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau.  Chân gà Hồ thường to, thấp, tròn (quản), có 3 hàng vẩy, vẩy chân mịn màu vỏ đỗ nành, các ngón tách rời nhau, da vàng.... Con gà trống có 2 màu lông chính là màu lĩnh (đen) và màu mận chín (đỏ đậm).  Còn con mái thường là màu đất thó hay màu quả nhãn, ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn.

Khối lượng mới nở: 45 gam/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5-5,5kg, con mái nặng 3,5-4,0 kg/con.

Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi. Một năm đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa đẻ 10-15 quả. Khối lượng 50-55 gam/quả. Gà Hồ có thịt ngọt, thơm, thớ thịt to.

2. Gà Chín cựa

Nguồn gốc: Vùng Thanh Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Phân bố: tỉnh Phú Thọ

Hình thái: Điểm đặc trưng của giống gà này là chân to, chắc và mọc đều 3-4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn rừng. Gà có đầy đủ 9 cựa thì rất hiếm. Hầu hết gà chỉ có 7-8 cựa

Khi trưởng thành có thân hình rắn chắc, có năm màu ngũ hành đỏ son của mào, vàng rơm của chân, đen trắng xen xanh cánh trả của lông.

Giống gà 9 cựa có kích cỡ nhỏ và nặng thông thường không quá 1,5 kg.

Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ sau 5-6 tháng nuôi. Mỗi lứa đẻ khoảng 12-13 trứng. Tuy nhiên, số này chỉ nở ra được khoảng 5 con gà 9 cựa, còn lại là gà bình thường.

3. Gà Đông Tảo

Nguồn gốc: Thôn Đông Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Phân bố: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam,...

Hình thái:

Đặc điểm nổi bật: Chân to và thô

Gà mới nở có lông trắng đục. Gà mái trưởng thành có lông màu vàng nhạt, nâu nhạt. Gà trống có màu lông mận chín pha đen, đỉnh đuôi và cánh có màu lông đen ánh xanh. Mào dạng kép hay nụ, hoa hồng hay bèo dâu. Thân hình to, ngực sâu, lườn rộng dài, xương to. Dáng đi chậm chạp, nặng nề.

Khối lượng mới nở 38-40 gam. Mọc lông chậm. Lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 kg, con mái nặng 3,5kg/con.

Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng: 48-55 gam/quả. Thường dùng để cúng tế - hội hè. Là vật nuôi truyền thống của Hưng Yên.

4. Gà Mía

Nguồn gốc: Thôn Mông Phu, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Phân bố: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tập trung tại tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Hình thái: Con trống có thân hình to, dài, hình chữ nhật, phần lớn có màu mận chín, tuy nhiên cũng có màu đen. Cả con trống và mái đều có mào cờ (đơn), tích tai chảy, da chân màu vàng nhạt. Con mái có màu vàng lá chuối khô. Sau khi đẻ được 3-4 tháng, lườn chảy xuống giống yếm bò.

Khối lượng mới nở: 43 gam/con. Trưởng thành con trống nặng 3kg, con mái nặng 2,3kg/con

Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 165-170 ngày tuổi. Một năm đẻ 4-5 lứa tháng và đẻ được 55-60 quả. Khối lượng trứng từ 55-58 gam/quả. Gà Mía ngọt thịt, là sản phẩm cung tiến vua quan thời xưa và được dùng ở các lễ hội của địa phương.

5. Gà Tre (gà Che)

Nguồn gốc: Có lâu đời ở vùng Đông Nam bộ.

Phân bố:  Long An, TPHCM và một số ít tỉnh ở phía Bắc.

Hình thái: Con trống có màu sắc lông sặc sỡ: tía đen, nâu sáng, vàng chuối … lông đuôi dài, mào nụ, chân cao, săn chắc. Con mái thường có màu đen, vàng, nâu đất... nhưng kém sặc sỡ.

Đặc điểm nổi bật: bé, con trống nặng 1,2 -1,3 kg, con mái nặng 0,8-0,9 kg/con.

Năng suất, sản phẩm: Mỗi năm đẻ 5-7 lứa, mỗi lứa được 8-10 quả.

6. Gà Lùn

Nguồn gốc: Là giống gà cổ xưa của người Việt Nam

Phân bố: Các tỉnh miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tây cũ, Hà Nội.

Hình thái: Đặc điểm nổi bật: chân thấp từ 5-7cm

Có nhiều loại tầm vóc và màu sắc khác nhau. Màu lông có thể vàng rơm, vàng đất, hoa mơ, nâu nhạt, nâu đậm… ở gà mái. Gà trống có màu sặc sỡ và điểm xuyến ánh biếc ở đuôi và cánh. Mào thuộc mào đơn với 5 răng cưa. Mào và tích gà trống phát triển có màu đỏ tươi và có ít con có mào nụ.

Khối lượng mới nở: 25gam/con. 6 tháng tuổi con trống nặng 1,6kg, con mái nặng 1,3kg/con.

Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 120-150 ngày tuổi. Nếu gà đẻ rồi tự ấp thì đẻ 3-4 lần/năm mỗi lần đẻ 15-18 quả. Thuộc loại mắn đẻ và tiêu tốn ít thức ăn. Khối lượng trứng 45-48 gam/quả.

Bình luận

Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất