, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 13/11/2022, 13:30

Nhà nông nữ Zambia thích ứng với sự biến đổi khí hậu

QUANG MINH
(theo Deutsche Welle)
Một dự án do Liên Hợp Quốc tài trợ đang giúp nhà nông nữ Zambia ứng dụng các cách trồng trọt mới để duy trì sản lượng và lợi nhuận.

Hiện tại, châu Phi đang chật vật đối phó tác động của sự biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đe dọa sự sống của hàng triệu nhà nông làm ăn nhỏ ở Zambia. Các cánh đồng bị ngập lụt do mưa to và kéo dài trong khi vài vùng khác lại bị hạn hán nghiêm trọng. 

Nedson Nkonde, lãnh đạo tạm quyền của cơ quan khí tượng Zambia nói với báo Đức Deutsche Welle (DW): “Thời tiết cực đoan đang tàn phá mảng nông nghiệp. Chẳng hạn chúng tôi có nhiều vùng nhận lượng mưa hơn 100 mm suốt 24 giờ, quá lớn. Có vài trận mưa to như thế ở tỉnh miền nam suốt 1 tháng trời !”. 

Hậu quả là lũ quét, ngập lụt gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng như các đập nước. 

Nông dân nữ Zambia thích ứng cây trồng chịu hạn- Ảnh: AP

Phụ nữ Zambia phải chịu đựng nhiều nhất những điều kiện liên quan biến đổi khí hậu này, do nhiều người dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp để có cái ăn cái mặc cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, tình trạng nghèo ở các vùng nông thôn Zambia khá cao, và điều kiện kinh tế của nữ giới nước này bị hạn chế. 

Tuy nhiên, một số nữ nông dân đã nhận được sự hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ - huấn luyện của LHQ, nhằm hạn chế tác động của sự biến đổi khí hậu. 

Bộ Kinh tế Xanh và Môi trường Zambia đang cung cấp tư vấn thời tiết theo thời gian thực, sử dụng điện thoại di động để giúp nhà nông nữ thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Một trong những người thụ hưởng chương trình LHQ, bà Inonge Lubasi nói không dễ đối phó sự tàn phá do tình trạng nóng lên toàn cầu. 

Bà Lubasi từng mất tất cả trong những cơn lụt, nhưng nhờ chương trình hỗ trợ - huấn luyện, bà cùng nhiều nông dân nữ đã chuyển đổi từ việc chỉ trồng ngô sang việc trồng hơn 5 loại cây trồng chịu hạn như sắn, khoai lang, kê, lúa miến. Bà cũng đang sở hữu hơn 500 con bò và dê. 

Nhóm nữ nông dân cũng được huấn luyện thích ứng với nông lâm nghiệp, trồng nhiều cây rừng và tự sản xuất phân bón hữu cơ để không lệ thuộc phân bón nhân tạo. 

Nông nghiệp hiện chiếm 20% GDP của Zambia vốn có gần 18 triệu dân. Hai phần ba nguồn nhân lực lao động của nước này là trong nông nghiệp, với 78% là nữ nông dân. Chính quyền cũng đang muốn khuyến khích có thêm nhà nông nữ, để duy trì sức đối phó khủng hoảng biến đổi khí hậu. 

Gần 1 triệu nhà nông Zambia gồm nữ giới đã được chương trình LHQ hỗ trợ - huấn luyện. Cho đến nay, đã có 20.000 nông dân thụ hưởng các ích lợi. 

Dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức. Điều phối viên chương trình là Carol Mwape nói với DW: “Chúng tôi không thể thuyết phục một nhà nông đổi cách làm nông nghiệp, nếu chúng tôi không thể cung cấp chứng cứ về sự hiệu quả của các giải pháp thay thế”. 

Bà cho biết một rào cản khác, đó là phải mất nhiều thời gian để nông dân hiểu rõ những tác động của biến đổi khí hậu và chuyển thông tin đó cho các nhà nông. 

Chương trình hỗ trợ- huấn luyện nông dân của LHQ phối hợp với Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) nhằm giúp các nước chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo và tài trợ các dự án giúp họ thích ứng với tình trạng nóng hơn của trái đất. 

GCF giúp nông dân chuyển sang sử dụng các loại giống chịu hạn, hoặc tạo thêm không gian xanh làm mát tại các thành phố nhằm đối phó các đợt nắng nóng. 

GCF là một cách để các nước đã phát triển thực hiện cam kết đóng góp 100 tỷ USD cho các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu, có thu nhập thấp.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất